Nội tiết - chuyển hóa
Chào bạn,
Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe, có nguyên nhân dinh dưỡng. Người bị béo phì ngoài thân hình nặng nề,... còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh như rối loạn lipit máu, tăng huyết áp, sỏi mật, đái tháo đường, xương khớp,... và ung thư. Đặc biệt, những em nữ "quá khổ" đang là nỗi lo của nhiều gia đình hiện đại. Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tạo ra áp lực tâm lý đối với trẻ. Cách điều trị và ăn uống cho người thân của bạn như sau:
-Lập một bảng chế độ ăn hợp lí cho cô ấy bằng cách: Hạn chế ăn đồ ăn nhiều đạm, đường, chất béo, tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, tìm hiểu sở thích của cô ấy và tạo cho cô ấy thói quen ăn nhiều thứ khác nhau, giúp cô ấy không bị chán ăn.
-Tránh xa các loại thức ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh.
-Cho cô ấy uống nhiều nước, nước hoa quả thay vì nước ngọt có gas.
-Cho cô ấy ăn làm nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa ăn ít một, tránh việc ăn quá nhiều một lúc khiến cơ thể bị tích mỡ.
-Nên dùng sữa gầy, hạn chế dùng sữa nguyên kem. Sữa đặc có đường cần được thay bằng sữa tươi hoặc sữa bột.
-Nếu cô ấy bị mắc bệnh béo phì quá nặng: nên đưa cô ấy tới bác sĩ khám và điều trị để bác sĩ đưa ra lời khuyên và thuốc giảm cân tốt nhất, tránh biến chứng xấu xảy ra, hoặc nếu tất cả các phương pháp trên đều không thành công thì có thể đưa cô ấy đi phẫu thuật giảm béo phì.
Nên chú ý, những người béo phì như cô ấy rất khó hòa đồng với xã hội và luôn cảm thấy khổ sở khi bị coi là "người nổi bật"... Có nhiều người ý thức được việc giảm cân và siêng năng tập luyện, nhưng cũng không ít người sau một thời gian ngắn đã buông xuôi. Trong hoàn cảnh này, vai trò của cha mẹ và người thân rất quan trọng với cô ấy.
Chúc sức khỏe!