Nội tiết - chuyển hóa
Ung thư tuyến giáp thường gặp ở nước ta và là loại ung thư có tỷ lệ chữa khỏi cao.
Người bệnh ung thư tuyến giáp đa phần được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Các Bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp và các mô bị ảnh hưởng, các hạch bạch huyết…
Sau phẫu thuật, một số bệnh nhân phải được tiếp tục điều trị thêm bằng các thuốc phóng xạ hoặc xạ trị. Việc điều trị bằng những phương pháp này thường gây cho bệnh nhân những tác dụng phụ như nôn, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón… Để giảm những triệu chứng này người bệnh cần chú ý các loại đồ ăn sau:
-Để tránh các triệu chứng buồn nôn hoặc nôn, nên ăn các thức ăn chứa ít chất béo, vì chất béo thường khó tiêu. Khuyến khích ăn các thức ăn nguội và ít mùi. Ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu như súp, cháo, nước hoa quả. Nên chia thành nhiều bữa ăn, mỗi bữa ăn một ít.
- Nếu bị táo bón thì cần uống nhiều nước và ăn nhiều thức ăn có chất xơ như rau xanh, trái cây tươi.
-Nếu bị tiêu chảy, nên tránh các thức ăn cay nóng quá, nhiều dầu mỡ, hoặc các thức uống có nhiều ga. Sau điều trị, nên có chế độ ăn đảm bảo đầy đủ năng lượng và các vitamin, theo nguyên tắc ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, hạn chế chất đạm có nguồn gốc động vật.
-Tránh ăn các loại thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, các loại đồ uống có ga… Cần đảm bảo đầy đủ năng lượng và các vitamin theo nguyên tắc: ăn nhiều trái cây và rau xanh, hạn chế chất đạm có nguồn gốc từ động vật.
Nhìn chung bệnh nhân ung thư tuyến giáp đã phải cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp và xạ trị để chữa ung thư. Điều này dẫn đến suy giảm chức năng tuyến giáp vĩnh viễn hoặc cũng có thể suy tuyến cận giáp. Vì vậy, bệnh nhân cần phải duy trì uống thuốc hỗ trợ giáp trạng suốt đời theo chỉ định của Bác sĩ.
Người bệnh có thể ăn theo sở thích nhưng phải đầy đủ các nhóm dưỡng chất. Nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá… và tất cả các thức ăn hợp khẩu vị người bệnh, nấu chín. Không ăn sống, tái chần. Ngoài ra cần tránh thức kích thích tim mạch như rượu, bia, cà phê… .
Chúc cháu sức khỏe!