Nội tiết - chuyển hóa
Chào bạn!
Tuyến giáp là một tuyến hình bướm nằm ngay dưới yết hầu, với mỗi cánh nằm ở mỗi bên khí quản. Nó sản xuất ra hormone tuyến giáp, kiểm soát tốc độ trao đổi chất trong cơ thể bạn. Bướu tuyến giáp thường không có triệu chứng. Mẹ bạn năm nay 52 tuổi, bị bướu cổ (bướu tuyến giáp) đã nhiều năm. Hiện tại sờ cảm thấy bướu khoảng 4 cm. Tuy bạn không mô tả kỹ là có các triệu chứng kèm theo hay không. Nhưng với thời gian lâu như vậy có thể mẹ bạn chỉ mắc bướu cổ đơn thuần. Bướu cổ đơn thuần là 1 u lành giáp trạng còn gọi là bướu không độc, gồm 2 loại:
- Bướu lẻ tẻ: là bướu cổ do phản ứng. Bướu sinh ra là do yêu cầu tăng lên của cơ thể, trong các giai đoạn sinh lý xảy ra ở mỡ: khi dậy thì, lúc có thai, lên sữa và tiền mãn kinh. Thường thấy lẻ tẻ với tỷ lệ thấp dưới 10% trong tổng số dân vùng đó.
- Bướu cổ địa phương: gặp ở những vùng mà địa tầng không cung cấp đủ iod nên nước và thực phẩm không cung cấp đủ iod trong thức ăn cho người.
Nguyên nhân:
1. Thiếu iod: Mỗi ngày cần 120 - 200 µg iod.
2. Ăn phải các chất sinh bướu: ăn phải các chất có thiocarbamid, chất này ức chế tổng hợp thyroxine như các loại kháng giáp trạng tổng hợp.
loại củ cải vàng , bắp cải có thể tách ra 1 chất sinh bướu là 1 - 5 - vinyl - z thioxazolidon.
3. Một số ion vô cơ: ca, K, Fluo.
4. Bướu do tuyến giáp không tiếp nhận iod.
5. Do thiếu enzym: peroxydase thiếu có thể gây hội chứng Pendred ,điếc, đần và kém trí nhớ.
Lâm sàng:
Nói chung không có triệu chứng cơ năng gì. Các triệu chứng gây khó thở, khó nuốt chỉ xảy ra khi bướu quá to.
Có thể thấy 2 loại:
- Bướu lan tỏa: bướu to đều, toàn bộ nhưng thường thùy phải to hơn. Có thể chia ra 2 loại:
+ Bướu nhu mô: mật độ như thịt.
+ Bướu keo: mềm, chứa đầy nang keo.
- Bướu nhân: có 1 hay nhiều nhân.
Nghe vùng bướu không bao giờ thấy tiếng thổi các loại, trừ khi có biến chứng cường giáp trạng.
Điều trị:
1.Nội khoa:
Với các bướu cổ độ II, III, các bướu nhân, điều trị nội khoa ít có kết quả . Với các bướu cổ độ I, cách tốt nhất là dùng hormon giáp trạng với liều sinh lý. Dùng iod có thể làm bướu to thêm nếu dùng liều quá mạnh .
-T4 100 µg/ngày. Hoặc
-T3 20 µg/ngày. Hoặc
-Thyroidine 0,05 µg/ngày .
2.Ngoại khoa:
Các bướu nhân và bướu quá to có thể cắt bỏ, ít gây biến chứng sau mổ .
Với trường hợp của mẹ bạn bướu đã to, thời gian mắc bệnh cũng lâu rồi nên điều trị nội khoa đơn thuần có lẽ là khó. Vì mẹ bạn muốn khám bệnh theo lộ trình có bảo hiểm y tế nên bạn hãy cho mẹ đi khám bệnh tại cơ sở y tế nơi mẹ bạn đăng ký khám ban đầu. Ở dó các bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bạn làm xét nghiệm và khám có nên phẫu thuật hay không. Nếu như cơ sở ban đầu nơi mẹ bạn đăng ký không đủ điều kiện phẫu thuật sẽ chuyển mẹ bạn lên tuyến cao hơn.
Chúc mẹ bạn sức khỏe!