THẮC MẮC

Phẫu thuật chấn thương cột sống lưng L1 phải khiêng những gì?

Chào bác sĩ. Bác ơi cho em hỏi, sau khi phẫu thuật chấn thương cột sống lưng L1 về em phải khiêng những gì, sau bao lâu thì mới hồi phục được, liệu có vận động được như lúc trước không ạ?

Tư vấn

Chào bạn!
Phẫu thuật là phương pháp điều trị sau cùng khi các tổn thương cột sống nghiêm trọng. Tuy nhiên cũng cần phải thận trọng bởi:
Có thể làm cho tình trạng bệnh xấu hơn nếu như cơ thể bệnh nhân không thích ứng với các dị vật lắp ghép vào cơ thể.
Thời gian phục hồi lâu.
Nguy cơ biến chứng, và nhiễm trùng cao.
Với các vận động viên sau khi phẫu thuật có thể phải từ bỏ con đường thể thao chuyên nghiệp, do cơ thể rất khó để có thể phục hồi lại tầm vận động và chức năng như ban đầu.
Khi bệnh nhân tiến hành phục hồi chức năng, mục đích chính là có thể phục hồi lại chức năng vận động đã bị mất, để có thể thực hiện được các hoạt động sống hàng ngày một cách độc lập nhất có thể.
Về tình trạng cơ thể: Phòng chống loét da do đè ép là một việc rất quan trọng, cần sử dụng đệm chống loét (đệm hơi hoặc đệm nước), thay đổi tư thế 2 giờ một lần bằng các kỹ thuật vị thế để loại bỏ đè ép, giữ cho da vùng dễ bị loét luôn khô ráo và sạch sẽ, phát hiện sớm các vùng da có nguy cơ loét để kịp thời xử lý, chăm sóc và điều trị loét.
Chăm sóc chức năng tiết niệu: Uống đủ nước (khoảng 2 lít mỗi ngày kể cả ăn), đặt thông tiểu lưu trong giai đoạn choáng tủy, sau đó là thông tiểu ngắt quãng 4 giờ một lần, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn người bệnh tự thông tiểu sau khi ra viện nếu cần, tập phục hồi chức năng bàng quang, phát hiện và điều trị sớm nhiễm khuẩn tiết niệu.
Phục hồi chức năng tiêu hoá: Ăn uống đủ chất dinh dưỡng với lượng chất xơ phù hợp, tập đại tiện theo giờ cố định, tự kiểm soát đại tiện.
Kiên trì vận động: Ngăn ngừa được nhiều biến chứng và thương tật thứ cấp đối với người bị tổn thương tủy sống như loét da do đè ép, nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm trùng tiết niệu, huyết khối tĩnh mạch sâu, teo cơ, cứng khớp, co rút biến dạng... Chương trình tập bao gồm cả tập thở, tập ho, tập vận động đúng tư thế, tập theo tầm vận động, tập di chuyển tại giường, tập di chuyển từ giường ra xe lăn và ngược lại, tập làm mạnh cơ, tập thăng bằng ngồi tĩnh và động, tập đi, tập với các dụng cụ trợ giúp.
Không rõ tình trạng hiện tại của bạn như thế nào nên chỉ có thể tư vấn một cách chung nhất, để an tâm bạn nên đến khám chuyên khoa phục hồi chức năng để được bác sỹ tư vấn cụ thể các bài tập hiệu quả để sớm bình phục nhé.
Chúc bạn sức khỏe!