THẮC MẮC

Tôi hay bị đau bụng vào buổi sáng, phân của tôi hay bị nát phân, có sủi bọt, tôi không bị táo bón

Chào bác sỹ, tôi hay bị đau bụng vào buổi sáng, mỗi lần đau bụng tôi không chịu được chỉ muốn lao ngay nhà vệ sinh, đi xong thấy hết đau, phân của tôi hay bị nát phân, có sủi bọt, tôi không bị táo bón, ngày đi một lần vào buổi sáng, người gầy, mỗi khi tôi uống sữa ăn cá là bị đi ngoài, còn kiêng các thứ đó là cứ vào buổi sáng là tôi hay bị đau bụng rùi muốn đi, rất mong bác sỹ tư vấn cho tôi ạ.

Tư vấn

 Chào bạn!
Theo mô tả có thể bạn bị Hội chứngruột kích thíchhay còn gọi là hội chứng đại tràng kích thích. Bệnh tuy không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng nó làm ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Phần lớn trường hợp mắc hội chứng ruột kích thíchkhông điều trị khỏi hoàn toàn bởi chưa có một thuốc đơn độc nào hiệu quả với bệnh này. Hiện chỉ điều trị theo triệu chứng nổi trội nhằm giúp bệnh nhân dễ chịu hơn mà thôi
Dấu hiệu nhận biết:
Các dấu hiệu của bệnh không giống nhau ở mỗi bệnh nhân và có thể thay đổi theo thời gian. Mỗi triệu chứng có thể gặp riêng lẻ trong các triệu chứng rối loạn chức năng ruột khác. Có thể gặp các triệu chứng như đau bụng, nặng bụng như có khối đá đè trong bụng. Triệu chứng này sẽ giảm khi bệnh nhân trung tiện, đại tiện được và đau tăng khi mắc táo bón; trướng bụng là triệu chứng thường gặp nhất và tăng dần lên trong ngày. Các rối loạn nhu động ruột biểu hiện bằng số lần đi cầu, thay đổi mật độ và hình dạng của phân như tiêu chảy hoặc táo bón. Hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy ít gặp hơn thể táo bón.
Ngoài ra, bệnh nhân còn có các dấu hiệu như nóng ở thượng vị, buồn nôn, thậm chí có thể gặp các trạng thái về tâm lí như suy sụp, lo lắng…
Trước hết, khi bị hội chứng ruột kích thích, bệnh nhân cần cải thiện chế độ sinh hoạt như: Tạo thói quen đi đại tiện đúng giờ trong ngày, thay đổi chế độ ăn uống hợp lí. Nếu các biện pháp trên không cải thiện thì phải điều trị bằng thuốc. Tùy vào triệu chứng nổi trội của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định. Để giảm các triệu chứng, bệnh nhân cần thực hiện chế độ vệ sinh ăn uống. Cần tránh thức ăn làm bệnh tăng như: Cà-phê, bia, rượu, cay, chất xơ, các chế phẩm từ sữa, ăn uống thái quá, nhiều chất béo, tránh sinh hoạt làm việc căng thẳng…
Để an tâm bạn nên đi khám chuyên khoa Tiêu hóa và làm các xét nghiệm, thăm dò cần thiết để bác sỹ chẩn đoán bệnh và tư vấn điều trị.
Chúc bạn sức khỏe!