Nội tiết - chuyển hóa
Chào bạn!
Bệnh tiểu đường có 3 týp: I, II, III. Tiểu đường týp I thường xuất hiện ở những bệnh nhân thanh thiếu niên và trẻ em, cũng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh xuất hiện do insulin của cơ thể hoàn toàn không đủ, làm cho lượng đường trong máu tăng cao, dễ phát sinh ra nhiễm ceton, cần phải dùng insulin để khống chế lượng đường máu.
Triệu chứng điển hình ở bệnh nhân đái tháo đường týp I bao gồm: uống nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều và gầy nhanh. Đặc trưng chủ yếu của nó là mức độ glucose huyết tương tăng cao, do dịch tiết insulin không đủ mà dẫn đến rối loạn trao đổi đường, mỡ, protein, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý bình thường.
Để chẩn đoán đái tháo đường týp I dựa vào xét nghiệm:
1. Đường máu lúc đói là 7.0 mmol/L (126 mg/dl) hoặc cao hơn;
2. Test dung nạp đường bằng đường uống, sau 2h uống 75g đường glucose, lượng đường máu trong huyết tương là 11.1 mmol/L (200 mg/dl) hoặc cao hơn;
3. Triệu chứng đường máu tăng cao, và đường huyết ngẫu nhiên ở mức 11.1 mmol/L (200 mg/dl) hoặc cao hơn;
4. Glycated hemoglobin (HbA1C) là 6.5 hoặc cao hơn.
Bạn năm nay 16 tuổi là nam giới. Bạn đứt tay có kích thước khoảng chiều dài 2cm, chiều rộng 1cm gần 3 tuần mới lành hẳn và khi uống sữa có đường nhiều thì thấy hơi nhức đầu và buồn ngủ. Vết thương của bạn như vậy nếu không được khâu ngay thì thời gian liền như vậy không có gì là bất thường cả. Còn nếu vết thương của bạn đã được khâu và xử lý ban đầu tốt mà 3 tuần mới liền thì là chậm. Khi đó có thể nghĩ đến nguyên nhân bệnh tiểu đường. Để chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường bạn cần phải đi xét nghiệm máu. Nếu sau 2 lần đo đường huyết bạn đều thấy trên 126mg/dL thì có nghĩa là bạn đang bệnh tiểu đường. Đối với người bình thường lượng đường huyết đo được sẽ là 99mg/dL, từ 100 – 125mg/dL là tiền tiểu đường. Bạn nên xét nghiệm máu thường xuyên hoặc theo định kỳ, hoặc đến ngay bệnh viện để kiểm tra khi có 9 triệu chứng lâm sàng gợi ý sau:
1. Bạn thường xuyên phải đi tiểu nhiều lần nhất là vào ban đêm.
2. Kèm theo việc đi tiểu nhiều lần đó là triệu chứng hay bị khát nước, khô miệng, ngay cả khi bạn vừa uống nước vào.
3. Việc tăng hay giảm cân quá đột ngột kèm theo sự mệt mỏi. Đặc biệt là khi bạn giảm đột ngột 5 – 10kg trong vòng 2 – 3 tháng.
4. Phát hiện thấy da khô, ngứa. Đặc biệt là da vùng kín như cổ, nách.
5. Cơ thể cảm thấy khó chịu, mệt mỏi trong người, dễ trở nên cáu kỉnh với những người xung quanh.
6. Những vết thương trên da lâu lành
7. Thị lực của bạn giảm đi do lượng đường trong máu tăng cao sẽ dẫn đến thay đổi hình dạng thấu kính của mắt, khúc xạ cũng bị thay đổi theo làm cho mắt mờ dần đi hoặc đôi lúc chỉ là một vệt sáng. Khi lượng đường trở lại bình thường điều này sẽ hết. Thế nhưng về lâu dài nghiêm trọng có thể dẫn đến mù lòa.
8. Nhiễm trùng âm đạo ở phụ nữ và nhiễm trùng nấm men ở nam giới do suy giảm miễn dịch nên rất nhạy cảm với các loại nhiễm trùng.
9. Chân, tay bị ngứa ra, tê hoặc đau rát, sưng do đường đã hủy hoại các dây thần kinh.
Chúc bạn mạnh khỏe!