THẮC MẮC

Viêm gan B mạn tính không có tác nhân Delta và gan bị nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Chào bác sĩ. Hiện tại em vừa xét nghiệm máu xong và được chuẩn đoán là viêm gan B mạn tính không có tác nhân Delta và gan bị nhiễm mỡ. Các chỉ số xét nghiệm lần lượt là: - Bilirubin Indirect: 13. 0 - AST: 31. 44 - ALT: 57. 18 - GGT: 28. 24 - HBác sĩAg (Elisa): S/Co=4813 - HBeAg (Elisa): S/Co= 0. 113 - HBeAb : Dương tính Em muốn hỏi bác sĩ là tình trạng hiện tại bệnh của em có nguy hiểm không, bệnh đang ở mức độ nào có cần sử dung thuốc hay không. Bệnh có khả năng biến chứng sang các bệnh khác hay không ví dụ như xơ gan hay ung thư gan. Bệnh có khả điều trị dứt điểm hay không và thời gian điều trị thường rơi vào khoảng bao lâu. Em cảm ơn bác sĩ rất nhiều.

Tư vấn

Chào bạn!
Viêm gan B là bệnh không điều trị khỏi được, tuy nhiên nếu người bệnh tuân thủ chế độ theo dõi và sinh hoạt thì hoàn toàn có thể sống chung hòa bình với bệnh. HBV phân làm 4 trường hợp:
- Trường hợp 1: Có kháng nguyên bề mặt HBsAg (+) chứng tỏ có virut; có kháng nguyên nội sinh HBeAg (+) chứng tỏ virut đang sinh sôi, có dấu hiệu lâm sàng viêm gan B rõ (vàng mắt, vàng da, mệt mỏi chán ăn; enzym gan ALT-alanin aminotranferase tăng. Bình thường ALT= 40U/L, khi bị bệnh ALT tăng gấp 2 lần trở lên). Đây là trường hợp cần phải dùng thuốc.
- Trường hợp 2: HBsAg (+) chứng tỏ có virut; HBeAg(-) chứng tỏ không có dấu hiệu virut sinh sôi; không có dấu hiệu lâm sàng rõ. Đây là trường hợp người lành mang mầm bệnh, không dùng thuốc.
- Trường hợp 3: HBsAg (+) chứng tỏ có virut; HBeAg(+) chứng tỏ virut đang sinh sôi, nhưng không có dấu hiệu lâm sàng. Đây là trường hợp người "dung nạp được miễn dịch" cũng chưa cần dùng thuốc. Nhưng trường hợp này có nguy cơ cao, virut có thể tái kích hoạt gây bệnh nên cần theo dõi, nếu thấy xuất hiện các biểu hiện lâm sàng thì khám ngay để kịp thời dùng thuốc.
- Trường hợp 4: HBsAg (+) chứng tỏ có virut; HBeAg (-) chứng tỏ không có dấu hiệu virut sinh sôi nhưng lại có dấu hiệu lâm sàng. Đây là trường hợp người bệnh đã từng bị viêm gan B mạn, virut từng kích hoạt âm thầm, sau đó ngừng kích hoạt gọi là người viêm gan B không hoạt tính; chưa cần dùng thuốc (vì virut chưa tái sinh sôi, chưa thực sự tái kích hoạt, dùng sẽ không có lợi). Tuy nhiên phải theo dõi chặt chẽ: khám lâm sàng, xét nghiệm định kỳ, khi cần thiết phải can thiệp ngay.
Chúc bạn sức khỏe!