THẮC MẮC

Viêm loét dạ dà mạn tính có chữa được

Xin chào bác sĩ, năm nay tôi 28 tuổi. Tôi mắc bệnh viêm loét dạ dày mạn tính, liệu bệnh của tôi có chữa được không. Xin các bác sĩ tư vấn cho tôi về căn bệnh của mình. Tôi xin cảm ơn

Tư vấn

Chào bạn,
Bạn nói bạn bị viêm loét dạ dày mạn tính, bạn không nói rõ bạn đã đi khám ở đâu, bác sĩ nào đã chẩn đoán cho bạn, bạn đã điều trị bệnh theo đơn của bác sĩ chưa? Theo tôi bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa có uy tín để được khám, làm các xét nghiệm cần thiết đánh giá tình trạng bệnh của bác, các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị tốt nhất cho bạn. Bạn nên kiên trì tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, tái khám sau mỗi đợt điều trị. Ngoài dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn nên có chế độ ăn, uống, sinh hoạt điều độ, hợp lý, tránh căng thẳng, không uống bia, rượu, ăn nhiều các gia vị, các chất kích thích, không hút thuốc lá...
Bạn có thể tham khảo bệnh viêm loét dạ dày dưới đây:
Bệnh viêm loét dạ dày là một bệnh rất phổ biến trong xã hội hiện nay. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh.
- Chế độ ăn: ăn quá nhiều chất kích thích, thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng,nhiều chất béo. Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng kéo dài. Nghiện rượu, nghiện thuốc lá. Ăn vội vàng, nhai không kỹ. Rối loạn giờ giấc ăn uống thường xuyên: ăn không đúng bữa, không đúng giờ, ăn quá khuya, lúc ăn thì quá no, lúc thì nhịn đói quá lâu.
- Thuốc và các hóa chất: thường gặp là a-xít, bụi kim loại, các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, corticoid…
- Nhiễm trùng: nhiễm HP đây là một loại vi khuẩn gam âm, có hình xoắn, thường gây ra các bệnh lý ở dạ dày tá tràng.
- Nguyên nhân thần kinh: viêm loét dạ dày thường hay gặp ở những người hay lo lắng, sợ hãi, làm việc quá căng thẳng, gặp ở người sống ở thành thị nhiều hơn ở nông thôn, gặp ở người làm việc trí óc nhiều hơn ở người làm việc chân tay.
- Nguyên nhân nội tiết: đái tháo đường, hạ đường huyết, hội chứng cushing, xơ gan…
* Điều trị bệnh: hiện nay, có rất nhiều loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày với mục đích điều trị:
- Giảm yếu tố gây loét. Dùng thuốc ức chế bài tiết acid clohydric và pepsin. Dùng thuốc trung hoà acid clohydric đã được bài tiết vào dạ dày.
- Tăng cường yếu tố bảo vệ niêm mạc. Dùng các thuốc bao phủ niêm mạc và băng bó ổ loét. Dùng thuốc kích thích sản xuất chất nhầy (mucin).
- Diệt trừ vi khuẩn HP. Dùng các kháng sinh và các chất diệt khuẩn như Bismuth.
* Ngoài việc uống thuốc điều trị duy trì, đối với các bệnh nhân viêm dạdày, chế độ ăn là một phần của các yêu cầu điều trị và một chế độ ăn đúng cũng góp phần tích cực vào kết quả điều trị:
- Bệnh nhân cần tránh ăn các thức ăn dễ kích thích như: rượu, các chất gia vị như ớt, hạt tiêu. các chất có nhiều chất chua: hoa quả, dấm...Không hút thuốc lá, thuốc lào.
- Ăn chế độ riêng: tuỳ thuộc vào từng giai đoạn bệnh và các biến chứng kèm theo. Nên ăn chậm, nhai kỹ. Buổi tối nên ăn một miếng bánh ngọt hoặc uống một cốc sữa nhỏ, không nên để dạ dày rỗng, đói.
* Bệnh nhân viêm dạ dày cần chú ý: nên có chế độ làm việc hợp lý, tránh làm việc gắng sức, tránh căng thẳng thần kinh, tránh stress tâm lý.
* Bệnh nhân cần lưu ý tái khám sau mỗi đợt điều trị, bác sĩ sẽ so sánh kết quả trước và sau khi điều trị để giúp bạn chữa trị bệnh hiệu quả.
Chúc sức khỏe!