Dạ dày đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động tiêu hóa của cơ thể. Nếu dạ dày không làm tốt chức năng của nó, việc tiêu hóa thức ăn gặp trục trặc, bạn sẽ phải lĩnh những hậu quả đáng tiếc như béo phì, phát sinh nhiều bệnh trong cơ quan tiêu hóa nói riêng và cơ thể nói chung.
Dạ dày đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động tiêu hóa của cơ thể. Nếu dạ dày không làm tốt chức năng của nó, việc tiêu hóa thức ăn gặp trục trặc, bạn sẽ phải lĩnh những hậu quả đáng tiếc như béo phì, phát sinh nhiều bệnh trong cơ quan tiêu hóa nói riêng và cơ thể nói chung.
Vì vậy, để bảo vệ dạ dày, bạn nên chú ý loại bỏ ngay những thói quen sau đây trong cuộc sống của mình.
Tắm sau khi ăn
Trong quá trình tắm, các mạch máu ngoài da sẽ giãn nở ra, máu lưu thông mạnh đến các chi nên lượng máu chuyển đến cơ quan tiêu hóa và nội tạng bị hạn chế.
Tình trạng này làm cho quá trình tiêu hóa bị trì trệ, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn, dạ dày phải làm việc nhiều hơn nên dễ bị ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày. Thậm chí, những người bị cao huyết áp, bệnh tim, mỡ máu cao...có thể gặp biến chứng.
Nếu muốn đi tắm sau khi ăn, bạn nên chờ khoảng 1-3 tiếng để hoạt động tiêu hóa diễn ra thuận lợi và lượng máu đến cơ quan tiêu hóa không cần nhiều như khi vừa ăn xong.
Ăn uống không khoa học
Ăn quá nhanh, ăn nhiều vào buổi tối... đều là những thói quen ăn uống không khoa học gây ảnh hưởng đến dạ dày.
Nếu bạn ăn quá nhanh, sẽ khiến thức ăn không được tiêu hóa kĩ ở khoang miệng nên khi chuyển xuống dạ dày, dạ dày sẽ phải co bóp mạnh hơn để tiêu hóa. Từ đó, niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương và giảm nhu động dạ dày.
Tương tự như vậy, nếu bạn ăn quá nhiều vào buổi tối, dạ dày của bạn sẽ phải làm việc trong suốt cả đêm, trong khi thời gian đó là để các cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi.
Sự tiêu hóa và trao đổi chất trong cơ thể diễn ra chậm chạp về đêm, kết quả là lượng dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn và dẫn đến nguy cơ ăn mòn niêm mạc dạ dày.
Tình trạng này kéo dài liên tục sẽ dẫn đến các căn bệnh như viêm, loét dạ dày.
Thói quen hút thuốc lá gây bệnh đau dạ dày
Thuốc lá chính là thực phẩm vô cùng độc hại, nó là nguyên nhân gây nên các căn bệnh ung thư nguy hiểm, hủy hoại sức khỏe, làm tổn thương dạ dày rất nghiêm trọng, đặc biệt đối với những người nghiện thuốc lá thì đau dạ dày, viêm dạ dày là căn bệnh không thể tránh khỏi.
Trong thuốc lá có các chất nicotine làm thu hẹp các mạch máu ở thành dạ dày, từ đó làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày và làm giảm tính năng tiết dịch vị tiêu hóa thức ăn của dạ dày, rất nguy hiểm.
Do đó, để phòng ngừa bệnh đau dạ dày và bảo vệ sức khỏe của chính mình hãy từ bỏ thói quen xấu hút thuốc lá, nếu bạn không hút thì đừng tập tành thói quen gây hại này và tránh xa môi trường có khói thuốc nhé.
Làm việc quá sức
Khi bạn làm việc quá sức sẽ dẫn đến sự suy kiệt năng lượng, kéo theo sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút nhanh chóng. Từ đó, chức năng tự bảo vệ của niêm mạc dạ dày cũng bị suy yếu.
Điều này dẫn tới dạ dày dễ bị mất cân bằng chức năng bài tiết do không được cấp đủ máu. Khi dạ dày bị dư axít, dịch vị dạ dày ít đi, niêm mạc dạ dày sẽ bị tổn hại và gây ra tình trạng đau dạ dày.
Thói quen uống rượu, bia, thức uống có cồn
Cũng giống như thuốc lá, hầu hết những người có thói quen uống rượu, bia, thức uống có cồn đều mắc bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày ở cấp độ nặng, thậm chí là ung thư dạ dày bởi chúng gây kích thích và ăn mòn lớp nhầy lót dạ dày, dần dần làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe dạ dày của bạn.
Chính vì vậy, để phòng ngừa bệnh đau dạ dày và bảo vệ sức khỏe của chính mình, hãy tránh xa, hạn chế và sử dụng rượu, bia, thức uống có cồn càng ít càng tốt nhé.
Hoạt động ngay sau khi ăn gây bệnh đau dạ dày
Sau khi ăn, trong khoảng thời gian từ 1-3 tiếng, máu phải đổ dồn về cơ quan tiêu hóa để xử lý thức ăn. Lúc này, bạn nên vận động nhự nhàng để lượng máu phân bổ đều cho các cơ quan trong cơ thể.
Nếu vận động mạnh ngay sau khi ăn, cơ thể sẽ phải dồn lượng máu nhiều hơn tới các cơ bắp khiến cho máu cung cấp cho các cơ quan tiêu hóa không đủ.
Điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày, dạ dày sẽ phải co bóp mạnh hơn, do đó dễ gây bệnh đau dạ dày hoặc các bệnh tiêu hóa khác.
Căng thẳng tinh thần
Tình trạng quá tải về thể chất cũng như tâm thần lâu dài đều dẫn đến sự mệt mỏi, làm suy yếu hệ miễn dịch và làm giảm tác dụng bảo vệ dạ dày của niêm mạc dạ dày.
Điều này khiến cho lượng cung cấp tới dạ dày không đủ, gây rối loạn chức năng bài tiết, giảm nước nhầy trong dạ dày khiến niêm mạc dạ dày bị tổn hại, gây hại cho dạ dày.
Hơn nữa, khi bạn khó chịu, căng thẳng hay giận dữ, những cảm xúc xấu sẽ ảnh hưởng đến sự tiết dịch dạ dày, tiêu hóa và các chức năng khác khiến cho việc tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng, sức khỏe của dạ dày cũng bị đe dọa.
Đó chính là lý do tại sao những người thường xuyên bị căng thẳng có nguy cơ bị bệnh viêm loét dạ dày cao hơn những người khác.
Ăn không đúng bữa gây bệnh đau dạ dày
Đây không chỉ là thói quen xấu gây nên bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày mà nó còn là nguyên nhân khiến cơ thể bạn không hấp thu tối đa các dưỡng chất có trong thức ăn, nhịp sinh học cơ thể rối loạn dần dần gây nên các biến chứng nguy hiểm khác cho sức khỏe nữa đấy.
Bởi đến một giờ cố định theo nhịp sinh học, dạ dày sẽ tiết ra axit để tiêu hóa thức ăn nhưng nếu bạn không bổ sung thức ăn kịp thời, dạ dày co bóp trống thì chính lượng axit được tiết ra đó sẽ là nguyên nhân gây nên bệnh viêm loét dạ dày thường gặp đấy.
Và ngược lại, khi bạn bổ sung thức ăn không đúng thời điểm, dạ dày sẽ hoạt động uể oải, kém hiệu quả, nhịp sinh học cơ thể vì thế mà bị rối loạn, các hệ cơ quan hoạt động kém nhịp nhàng lâu dần sẽ làm sức khỏe bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Làm việc căng thẳng khi mang thai gây ảnh hưởng đến bé
Mang thai ba tháng đầu đi tiểu nhiều có đáng lo không?
Chữa đau dạ dày bằng phương pháp mới của Nhật Bản
Nguyên nhân và cách điều trị chứng rụng tóc sau sinh
Tự chữa khỏi bệnh đau dạ dày hiệu quả bằng bài thuốc dễ kiếm
Lạm dụng thuốc giảm đau
Các loại thuốc giảm đau đều có tác dụng kìm hãm sự sản xuất niêm mạc bảo vệ thành dạ dày. Khi các niêm mạc này bị ảnh hưởng và không làm tốt chức năng bảo vệ thành dạ dày thì sẽ dẫn tới hiện tượng dạ dày co bóp bất thường, gây đau.
Thậm chí, khi các niêm mạc bị ảnh hưởng trầm trọng còn làm xuất hiện các vết loét trong dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày.
Do vậy, nếu cảm thấy chưa thực sự cần thiết, bạn không nên lạm dụng thuốc giảm đau. Chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự chỉ dẫn và kê đơn của bác sĩ.
Theo Soha
Xem thêm:
- Tập thể dục làm cho bạn bị bệnh dạ dày?
- Khi mắc bệnh đau dạ dày có nên ăn sữa chua không
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!