Sữa mẹ tốt- điều này ai cũng biết, nhưng sữa mẹ cũng có rất nhiều điều bất ngờ và thú vị mà chính đến ngay các bà mẹ cũng không biết hết. Điều đó là gì?, hãy cùng Lily & WeCare đi tìm 12sự thật về sữa mẹ qua bài viết dưới đây.
1. Sữa mẹ không phải lúc nào cũng màu trắng
Sữa mẹ là thường có màu trắng hoặc là màu kem, tuy nhiên đôi khi nó cũng có thể là màu xanh lá cây, xanh dương, vàng, da cam. Theo nhà tham vấn về cho con bú sữa mẹ, Sara Chana Silverstein, đây chỉ là hiện tượng hoàn toàn bình thường và không có gì đáng lo ngại nếu như không đi kèm những triệu chứng nguy hiểm khác.
2. Sữa mẹ thay đổi trong từng cữ bú
Điều này không phải mẹ nào cũng nắm rõ. Lượng sữa lúc ban đầu bầu vú mẹ tiết ra sẽ được gọi là nước sữa, có tác dụng làm dịu đi cơn khát cho trẻ. Khi trẻ tiếp tục bú, lượng nước sữa này dần được thay thế bằng sữa giàu chất béo, protein và năng lượng tăng dần cho đến cuối cữ bú. Lúc này sữa có chức năng làm thỏa mãn cơn đói của trẻ.
Do vậy thay vì đổi bên liên tục khi cho con bú, mẹ nên để trẻ được bú hết 1 bên bầu sữa rồi mới đổi bên. Vì nếu cứ thay đổi bên liên tục, lúc đó thật ra bé chỉ đang bú nước sữa mà chưa được bú sữa giàu năng lượng của mẹ. Nếu như mẹ nào muốn giữ dáng, không muốn ngực bên to bên nhỏ, thì có thể đổi bên sau mỗi cữ bú, nhưng tuyệt đối không nên đổi bên liên tục trong cùng một cữ bú.
3. Sữa mẹ thay đổi theo thời tiết
Lượng nước sữa có sự thay đổi theo từng giai đoạn và theo thời tiết trong từng cữ. Ví dụ như vào những ngày trời nắng, sữa mẹ sẽ tự động tiết ra nhiều nước sữa hơn, nhằm để cho con có đủ sữa bú và đảm bảo con không bị khát trong thời tiết mùa hè nóng và ẩm.
4. Mẹ cho con bú cần nhiều nước
Mẹ cho con bú thường mau khát hơn so với bình thường. Các chuyên gia về trẻ em cho rằng các chị em nên uống một cốc nước lọc đầy trước mỗi lần cho em bé bú. Như vậy vừa là để kích thích sữa cho con, vừa có thể đảm bảo mẹ không bị khát trong lúc em bé bú sữa mẹ.
5. Sữa mẹ thay đổi theo giới tính của bé
Mẹ có biết, có một sự thật về sữa mẹrất thường gặp mẹ mẹ không để ý, là sữa có thể thay đổi theo giới tính của bé?
Thật vậy, các bà mẹ chuẩn bị sinh con là lượng sữa mẹ khi có bé trai thường nhiều hơn đến 25% so với lượng sữa mẹ của em bé gái. Đây là kết quả của một cuộc khảo sát và nghiên cứu, thuộc USDA, một tổ chức bảo vệ trẻ sơ sinh của Cộng hòa liên bang Hoa Kỳ.
6. Trẻ sơ sinh có thể nhịn chờ sữa mẹ về
Khi mới sinh ra, dạ dày của trẻ rất nhỏ, không lớn hơn một hòn bi ve. Chính vì thế mà nếu từ 1 đến 5 ngày đầu mà sữa mẹ chưa về, các mẹ cũng không nên quá lo lắng. Chỉ cần từ 1-2 giọt sữa rớt ra từ bầu sữa mẹ cũng đã khiến trẻ cảm thấy dịu cơn đói để cùng mẹ chờ sữa về rồi.
Những giọt sữa đầu tiên này được gọi là colostrum, có rất giàu protein và năng lượng, hoàn toàn thích hợp cho các em bé. Nếu như chị em sinh em bé trong bệnh viện và có ý định nuôi con 100% bằng sữa mẹ, hãy nói cho các bác sĩ và người thân của bạn biết điều đó. Đừng cảm thấy lo lắng khi trong một vài ngày đầu sữa mẹ chưa về, cũng đừng lo rằng em bé sẽ bị đói và cho trẻ uống sữa ngoài, điều đó là hoàn toàn không cần thiết.
7. Sữa mẹ không ai giống ai
Sữa mẹ luôn luôn thay đổi và không có sữa của mẹ nào giống mẹ nào. Thậm chí là ngay cả sữa của một bà mẹ cũng có sự thay đổi và khác nhau trong cùng một ngày. Sữa buổi sáng cũng có sự khác biệt so với so với sữa buổi chiều hoặc buổi tối.
8. Sữa mẹ chỉ đủ cho em bé
Khi cho con bú, ngực mẹ sẽ chỉ tiết ra một lượng sữa vừa đủ cho em bé, không hơn, không kém.
Sữa mẹ - nguồn dinh dưỡng tự nhiên vô cùng tuyệt vời dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giúp nuôi dưỡng nguồn sinh lực dồi dào, làm tăng sức đề kháng, và đặc biệt hơn là làm sợi dây vô hình gắn kết tình mẫu tử thiêng liêng giữa mẹ và em bé. Trong tâm lý học gọi đây là sự gắn kết thân tình giữa mẹ và bé.
9. Sữa mẹ là thuốc giảm đau
Khi bé khóc vì bị đau bụng hoặc bị xước ở đâu đó, mẹ hãy thử cho con bú xem sao. Bởi, theo một nghiên cứu gần đây đã cho thấy trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ trong khi và sau khi bị đau thường phục hồi nhanh hơn so với những trẻ chỉ đơn thuần chỉ được dỗ nín.
Rõ ràng cả vỗ về và cho con bú đều có tác dụng xoa dịu tuyệt vời, nhưng theo các nhà nghiên cứu cho rằng sữa mẹ có khả năng sản xuất ra các endorphins (một loại thuốc giảm đau tự nhiên giúp cơ thể có cảm giác tốt hơn). Vậy nên sữa mẹ được coi như một phương thuốc giảm đau cho bé.
4 tác dụng bất ngờ của hoa chuối đối với sức khỏe mẹ bầu
Ngực nhỏ có tiết ít sữa sau sinh?
Phạm Quỳnh Anh chia sẻ cách rèn con sơ sinh ngủ xuyên đêm, một mạch đến sáng không đòi bú
Cách nhận dạng sữa mẹ qua màu sắc mà ít ai biết
Kem dưỡng da sau sinh vừa an toàn vừa giúp chị em thêm tự tin
10. Sữa mẹ giảm sốt sau khi tiêm chủng
Nghe tiếng bé khóc thét khi tiêm phòng đã là một trải nghiệm đầy tồi tệ với mẹ, nhất là những ai lần đầu làm mẹ... đã vậy tiêm chủng thường kéo theo sau nó với một cơn sốt. Thế nhưng, mẹ đừng lo lắng, chính việc mẹ cho trẻ bú sữa cũng đã là giúp trẻ giảm một nửa nguy cơ sốt sau tiêm chủng so với những trẻ không được bú mẹ.
11. Sữa mẹ đắt hơn dầu mỏ
Không phải tự nhiên mà sữa mẹ được gọi là "vàng lỏng": lý do là bởi, nếu mua từ ngân hàng sữa, chi phí sữa mẹ sẽ vào khoảng $4 cho mỗi 30ml, giá này gấp đến gần 200 lần so với giá dầu thô. Còn chần chừ gì mà mẹ không tự tạo ra nguồn tài nguyên quý giá này cho bé bú.
12. Tiết sữa trong một ngày bằng đi bộ 8 dặm
Giá trị như thế, nên công việc tạo sữa là quả là không dễ dàng chút nào! Thực tế, số lượng năng lượng cơ thể cần sử dụng để sản xuất đủ sữa cho em bé trong một ngày tương đương với việc mẹ đi bộ trong 8 dặm. Vì vậy, phụ nữ trong thời kì cho con bú thường trở nên gầy gò hơn với giai đoạn mang thai hoặc sau khi sinh một thời gian.
Với một bà mẹ chăm con nhỏ, sự nhạy cảm và mệt mỏi thường đến từ rất nhiều nguồn, trong đó có việc sản xuất ra sữa, chính vì thế người thân hoặc các ông bố hãy yêu thương người phụ nữ của mình hơn, đừng nói với họ rằng “ em chỉ có việc nuôi con...” Bởi vì bản thân việc nuôi con đã là một công việc vất vả hơn rất rất nhiều lần so với các công việc khác.
Hi vọng với những sự thật về sữa mẹ trên đây, cha mẹ đã có thêm kiến thức về sữa của mình từ đó yên tâm với những thay đổi bất ngờ trong quá trình nuôi con và cũng là để hiểu về cơ thể mình nhiều hơn.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!