7 hiểm họa sức khỏe trong mùa hè

Sơ cứu & Phòng ngừa - 05/04/2024

Bạn và gia đình sẽ thoải thích vui chơi mùa hè này nếu nhận biết 7 hiểm hoạ sức khoẻ trong mùa hè mà chuyên gia của Hello Bacsi đã tổng hợp để chia sẻ.

Thời tiết mùa hè bắt đầu chuyển sang oi bức, không chỉ gây khó chịu mà còn đi kèm theo những căn bệnh phổ biến ở cả người lớn và trẻ em.

Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu 7 hiểm họa thường gặp vào mùa hè để phòng ngừa và tận hưởng những ngày hè một cách an toàn cùng gia đình nhé!

1. Ngộ độc thực phẩm

Hằng năm có trung bình khoảng 7000 – 10000 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm tại Việt Nam, và rất nhiều người trong số đó không biết rõ chính xác nguyên nhân mình đổ bệnh là gì. Các tác nhân gây bệnh chẳng hạn như các vi khuẩn salmonella, shigella, campylobacter, E. coli và listeria chính là những vị khách không mời mà đến trong mùa hè. Chúng có thể gây nên các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, đau bụng, tiêu chảy, đi phân ra máu, nhức đầu, ói mửa và nhức đầu trong vòng vài tiếng sau khi bị ngộ độc thực phẩm. Trong một vài trường hợp, ngộ độc thực phẩm có thể gây tử vong.

Cùng xem 10 bí quyết để tránh ngộ độc thực phẩm trong ngày hè nắng nóng để phòng ngừa ngay nhé!

2. Tổn thương mắt

Ánh mắt trời, nhất là tia nắng hắt từ mặt nước, cát và bê tông có thể đốt cháy giác mạc, gây nên một chứng bệnh đau đớn có tên gọi photokeratitis (viêm giác mạc ánh nắng). Tiếp xúc với tia cực tím quá lâu có thể làm mắt bạn nhanh chóng bị lão hóa, dẫn đến bệnh đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng và các bệnh về mắt khác. Vì vậy hãy bảo vệ mắt bằng cách đeo mắt kính và đội nón và hạn chế ra ngoài khi ánh mặt trời mạnh nhất (trong khoảng từ 11h sáng – 4h chiều).

3. Các bệnh về tai khi đi bơi

Nếu bạn thường hay đi bơi trong mùa hè và tai bạn có cảm giác khó chịu và ngứa ngáy, rất có thể bạn đã mắc phải các bệnh về tai. Các triệu chứng cho bệnh này bao gồm cảm giác ngứa ngáy, đau, chảy mủ vàng hay xanh và mất thính lực. Bạn sẽ cần phải dùng thuốc nhỏ kháng sinh và thuốc để chữa căn bệnh này.

Vi khuẩn và các tạp chất trong nước có thể gây bệnh và cả gây thương tổn cho tai (bịt kín lỗ tai) hoặc chính bạn sẽ gây thương tổn cho tai khi cố gắng lấy các dị vật trong tai ra ngoài. Vì thế bạn hãy rửa sạch tai thường xuyên, tránh tiếp xúc với các nguồn nước bẩn và đừng chọc bất cứ thứ gì vào trong tai của chính mình.

4. Nhiễm độc từ cây thường xuân, sồi và cây thù du

Nhựa từ các loài cây nói trên có thể gây các phản ứng dị ứng như ngứa ngáy, nóng rát, sung đỏ. Chúng còn có thể tác động tới mắt và vùng miệng của bạn nữa. Vậy nên hãy tránh tiếp xúc với các loại cây khả nghi. Nếu bạn lỡ tiếp xúc với chúng, hãy rửa lại thật sạch bằng nước sạch và xà phòng để có thể phòng ngừa các phản ứng xảy ra trong vòng 1 giờ sau khi tiếp xúc. Bên cạnh đó hãy rửa sạch mắt, giặt quần áo và trị ngứa bằng thuốc mỡ kháng histamine. Những vết ngứa thường không quá nghiêm trọng, nhưng nếu tình trạng của bạn trở nên nghiêm trọng bất thường, hãy ngay lập tức đến bệnh viện để được khám và chữa trị kịp thời.

7 hiểm họa sức khỏe trong mùa hè

Cây thường xuân độc. Bạn hãy ghi nhớ và đem theo ảnh của các loại cây độc và tránh chạm vào chúng khi gặp.

5. Sốc nhiệt

Tại một đất nước nhiệt đới như Việt Nam, tình trạng sốc nhiệt – khi nhiệt độ trong cơ thể lên tới 40 độ – rất có thể xảy ra. Thông thường, cơ thể sẽ điều chỉnh nhiệt độ bằng cách toát mồ hôi hoặc thay đổi lưu thông máu, nhưng trong điều kiện thời tiết quá nóng nực và độ ẩm cao, cơ thể bạn sẽ không thể thực hiện các điều trên và khiến nhiệt độ trong cơ thể tăng lên. Sốc nhiệt là một bệnh lý hết sức nghiêm trọng có thể gây tổn thương hoặc thậm chí tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Các triệu chứng của bệnh bao gồm nhiệt độ cơ thể rất cao, da đỏ, nóng, khô, mạch nhanh, đau đầu từng cơn, buồn nôn, chóng mặt, lú lẫn và hôn mê.

Bạn có thể tránh sốc nhiệt bằng cách hạn chế đi dưới nắng quá lâu, ở trong bóng râm và uống thật nhiều nước. Nếu bạn thấy một người có các dấu hiệu và triệu chứng liên quan với sốc nhiệt, hãy gọi 115 ngay lập tức.

6. Cháy nắng

Cháy nắng là hiện tượng da đỏ rộp lên và gây đau sau khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời quá nhiều. Để tránh cháy nắng, bạn hãy ở trong bóng râm, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 11h sáng tới 4h chiều, mặc quần áo chống nắng và đội nón, sử dụng các loại kem chống nắng có chỉ số SPF thấp nhất là 15 (bạn cần chú ý thoa lại kem thường xuyên sau khi bơi hay đổ mồ hôi). Những mẹo trên cũng có thể giúp bạn phòng chống ung thư da nữa. Lưu ý rằng giường phơi nắng làm nâu da trong các spa cũng không an toàn đâu nhé!

Nếu bị cháy nắng, bạn hãy tắm bằng nước mát và sử dụng các sản phẩm làm dịu da nhiều lần mỗi ngày. Bạn có thể sử dụng gel lô hội, nhưng tránh dùng các loại sữa dưỡng thể giữ nhiệt trên da, uống Acetaminophen để giảm đau.

Nếu chỗ cháy nắng quá nghiêm trọng hoặc bạn có thêm các triệu chúng như sưng mặt, chóng mặt, sốt hay ớn lạnh, mạch đập quá nhanh, thở gấp, lú lẫn, nhức đầu hay các triệu chứng của nhiễm trùng da, hãy lập tức đi đến bệnh viện để được khám và chữa trị kịp thời.

Bị cháy nắng, hãy áp dụng ngay 10 mẹo “cấp cứu” cho da!

7. Côn trùng cắn

Cảm giác đau, sưng tấy và ngứa ngáy của vết cắn côn trùng được tạo ra bởi nọc độc và các chất khác trong vết cắn. Đôi khi cơ thể bạn sẽ phản ứng chậm với các vết cắn này nhưng lại thể hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn như phát ban, đau khớp, sốt và sưng hạch. Thông thường ở các vết cắn nhẹ, bạn chỉ cần phải gỡ vòi cắn ra và rửa vùng bị cắn bằng nước sạch và xà phòng, xoa kem đặc trị hoặc chườm lạnh và uống các loại thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc thuốc kháng histamine để làm giảm tính nghiêm trọng của các triệu chứng.

Tuy nhiên một số người khi bị côn trùng cắn lại phải chịu các phản ứng dị ứng nghiêm trọng, chẳng hạn như sưng cổ họng và miệng, buồn nôn, các vấn đề về đường hô hấp, cảm giác muốn ngất, chóng mặt, nhịp tim nhanh, rối loạn và sốc. Trong những trường hợp trên, hãy tìm sự giúp đỡ khẩn cấp ngay lập tức. Những người bị dị ứng với côn trùng cắn nên mang theo epinephrine để có thể tự tiêm khi trường hợp xấu nhất xảy ra.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!