Để đảm bảo sức khỏe của bé, các bà mẹ sau sinh cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Các mẹ cần hiểu rõ nên và không nên ăn gì sau sinh để đảm bảo nguồn sữa cho con bú. Chính vì vậy, mẹ nên tham khảo bài viết Lily & WeCare chia sẻ sau đây để cân nhắc xem có nên ăn trứng vịt lộn sau khi sinh hay không?
Giá trị dinh dưỡng của trứng vịt lộn
Trứng vịt lộn có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao, mỗi quả trứng chứa đến 182kcal năng lượng, 12.4g lipid, 82mg canxi, 13.6g protein, 600mg cholesterol, 212mg phốtpho cùng với các loại vitamin cần thiết cho cơ thể.
Theo Đông y, món trứng vịt lộn ăn cùng gia vị như rau răm, gừng tươi là một bài thuốc, dùng để chữa các chứng bệnh như thiếu máu, suy nhược, còi cọc, đau đầu chóng mặt, và yếu sinh lý,...
Trứng vịt lộn có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, và giúp cơ thể tăng trưởng nhanh chóng. Rau răm có tác dụng sáng mắt, mạnh chân gối, và ấm bụng. Gừng tươi có tác dụng kích thích tiêu hóa, mạnh tim, giải độc thức ăn, và chống suy giảm tình dục.
Trứng vịt lộn có chứa nhiều chất dinh dưỡng, vì vậy bạn cũng không nên ăn quá nhiều trứng vịt lộn để tránh phản tác dụng. Nếu ăn trứng vịt lộn mỗi ngày trong một thời gian dài sẽ làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, đái tháo đường, hay bệnh huyết áp,...
Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe tốt và khai thác được hiệu quả các công dụng của trứng vịt lộn trẻ em nên ăn trung bình tối đa là 1 quả mỗi ngày còn người lớn là 2 quả mỗi ngày.
Sau sinh có ăn trứng vịt lộn được không?
Có thể thấy, với nhiều thành phần dinh dưỡng trong quả trứng thì món trứng vịt lộn thực sự tốt với mỗi người. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào khẳng định lợi hại của trứng vịt lộn với các mẹ mới sinh và đang cho con bú, nhưng về cơ bản đây là món ăn giàu dinh dưỡng, do đó cũng tốt cho mẹ và bé.
Đối với các bà bầu, khi ăn trứng vịt lộn không nên ăn kèm rau răm, chỉ nên ăn trứng vịt lộn, vì rau răm có hại cho thai nhi.
Phụ nữ sau sinh cần phải lưu ý khi ăn trứng vịt lộn
Không ít người cho rằng, trứng vịt lộn cũng giống như các thực phẩm khác, nên ăn trứng vịt lộn vào thời điểm nào trong ngày cũng đều tốt. Theo bác sĩ cho biết: “Trứng vịt lộn là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng không phải cứ ăn nhiều là có tác dụng bổ dưỡng. Nhưng để cơ thể có thể hấp thu được chất dinh dưỡng từ trứng vịt lộn tốt nhất, bạn có thể ăn vào buổi sáng kèm theo các món ăn khác thì sẽ tốt hơn. Không nên ăn trứng vịt lộnvào buổi tối vì thời gian buổi tối chúng ta thường ít hoạt động, do vậy dễ gây đầy bụng, khó tiêu, và khó ngủ”.
Trứng vịt lộn - hại nhiều hơn lợi
Những ai tuyệt đối không được ăn trứng vịt lộn
Bánh nướng bao nhiêu calo?
Bánh dẻo chứa bao nhiêu calo?
Bún tươi chứa bao nhiêu calo?
Theo nhiều nghiên cứu, lượng calo cần nạp trong bữa sáng là khoảng 20 đến 30% trong tổng lượng calo cần nạp một ngày. Bởi vậy, trứng vịt lộn là loại thức ăn rất thích hợp cho bữa sáng để chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo trong suốt cả ngày.
Không nên ăn quá nhiều trứng vịt lộn, trung bình 1 tuần ăn 2 đến 3 quả là được. Do trong trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng và đạm, nếu ăn nhiều trứng vịt lộn có thể làm tăng cholesterol, dấn đến các căn bệnh về tim mạch, đái tháo đường, hay huyết áp,...
Người bị cao huyết áp, viêm gan, tim mạch, gút, tiểu đường, gan nhiễm mỡ thì nên kiêng trứng vịt lộn vì nó có thể gây nên tắc nghẽn động mạch, nhồi máu cơ tim và có thể dẫn đến đột quỵ.
Những thông tin Lily & WeCare chia sẻ trên đây, hi vọng các mẹ sau sinh có thể cân nhắc chế độ ăn hàng ngày cho bản thân để cung cấp đủ dinh dưỡng và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!