Hàm lượng axit uriccao trong cơ thể là mối đe dọa và nguy hại cho sức khỏe vì có thể gây ra hàng loạt các loại bệnh lý nguy hiểm. Vậy khi Axit uric cao không nên ăn gì? Làm sao để giảm hàm lượng axit uric trong máu? Cùng tham khảo thông tin được Lily & WeCare chia sẻ dưới đây để giải đáp những thắc mắc trên.
Những điều cần biết khi bị axit uric cao
Nguyên nhân khiến axit uric tăng cao
Hàm lượng axit uric trong máu tăng cao là rối loạn chuyển hóa purtin trong cơ thể. Điều này khiến quá trình chuyển hóa các axi nhân của các tế bào trong cơ thể bị rối loạn khiến cơ thể mất cân bằng trong việc tạo ra và đào thải axit uric.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên chủ yếu là do di truyền hoặc là xuất phát từ chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thiếu khoa học. Nguyên nhân di truyền chủ yếu là do cơ thể bị rối loạn chức năng đào thảiaxit uric và chuyển hóa emzyme.
Nguyên nhân ăn uống chủ yếu là do ăn quá nhiều chất đạm giàu nhân purtin, sử dụng nhiều chất cồn, chất kích thích.
Dấu hiệu nhận biết axit uric cao trong cơ thể
Khi mắc chứng axit uric tăng cao, bệnh nhân thường có những biểu hiện bất thường về sức khỏe như cơ thể mệt mỏi, sức khỏe sa sút, da tái xanh nhợt nhạt, mất ngủ. Ngoài ra bệnh nhân có dấu hiệu tăng cân nhanh chóng, xương khớp đau nhức dễ vỡ và xuất hiện một số bất thường khác liên quan đến răng miệng.
Tác hại đối với cơ thể khi axit uric tăng cao
Khi mắc chứng axit uric cao, bạn có thể phải đối mặt với hàng loạt các loại bệnh lý và vấn đề về sức khỏe gồm:
- Bệnh gout
- Các bệnh lý về thận gồm sỏi thận và suy mạn thận
- Bệnh đa u tủy xương
- Bệnh về máu gồm viêm mạch máu, tăng mỡ máu và leucemia (bệnh bạch cầu)
- Bệnh đái tháo đường
- Bệnh béo phì
- Viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt
- Viêm mống mắt
- Viêm màng não
- Tăng huyết áp
Axit uric cao không nên ăn gì?
Việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý khi mắc chứng axir uric tăng cao là hết sức quan trọng và cần thiết. Đây là một trong những giải pháp hàng đầu giúp điều chỉnh lượng axit uric về mức ổn định và phù hợp nhất. Trong chế độ ăn uống dinh dưỡng hàng ngày cần tránh và hạn chế những nhóm chất sau:
- Hạn chế hàm lượng chất đạm (protein): Đây là một trong những nhóm chất gây tăng axit uric, do vậy bạn nên hạn chế ăn nhóm thực phẩm chứa nhiều hàm lượng chất này. Chất đạm chủ yếu chứa nhiều trong các loại thịt đỏ, các loại cá béo, trứng và các loại hải sản như tôm, cua, sò, hến.
- Hạn chế hàm lượng chất béo thực vật và hàm lương chất cholesterol: Hàm lượng chất này chứa nhiều trong mỡ động vật, gan và nội tạng động vật, thực phẩm chiên xào hoặc rán, đồ ăn nhanh, sữa chưa tách kem và chất béo.
- Hạn chế hàm lượng đường, đặc biệt là đường fructose: Hàm lượng chất này chứa nhiều trong các loại đồ ăn ngọt, bánh kẹo, trái cây quá ngọt, các loại kem, sữa chưa tách đường.
- Hạn chế hàm lượng tinh bột: Tinh bột không hề có hại đối với với cơ thể, tuy nhiên bạn nên hạn chế tiếp thu những thực phẩm quá nhiều tinh bột như cơm nếp, bánh mì trắng.
- Hạn chế sử dụng các loại đồ uống chứa hàm lượng chất cồn, chất ga và chất kích thích cao như rượu, bia, thuốc lá, cà phê.
- Hạn chế các loại thực phẩm khiến gia tăng tổng hợp hàm lượng axit uric trong cơ thể gồm các loại măng, bạc hà (cây môn, dọc mùng), nấm và giá.
Axit uric cao nên ăn gì?
Bên cạnh việc loại bỏ các nhóm thực phẩm có hại cho sức khỏe nêu trên thì bạn nên bổ sung vào chế độ ăn các nhóm thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Cụ thể:
- Nhóm thực phẩm giàu chất xơ chứa nhiều trong các loại rau củ quả, trái cây
- Nhóm thực phẩm giàu các loại vitamin tự nhiên, nhất là vitamin A và vitamin C
- Nhóm thực phẩm chứa đạm thực vật nhiều như các loại đậu (đậu đen, đậu xanh, đậu hà lan, đậu đũa), tuy nhiên nên hạn chế dùng đậu nành.
- Thường xuyên bổ sung hàm lượng nước lọc đầy đủ cho cơ thể nhiều hơn người bình thường (khoảng từ 2,5 lít đến 3 lít mỗi ngày).
Việc nắm bắt được các thông tin liên quan đến axit uric cao không nên ăn gì và nên ăn gì sẽ giúp bạn xây dựng được chế độ ăn uống lành mạnh giúp giảm lượng axit uric trong máu. Hãy thường xuyên truy cập Lily & WeCare mỗi ngày để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về sức khỏe khác.
Xander Địa chỉ xét nghiệm uy tín minh bạch
Với quy trình hoàn toàn khép kín, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi chọn dịch vụ xét nghiệm của Trung tâm xét nghiệm Xander. Khách hàng không phải đăng ký, chờ đợi mệt mỏi và mất nhiều thời gian tại các trung tâm y tế để được xét nghiệm. Đến với Xander khách hàng cũng hoàn toàn yên tâm về chất lượng mẫu lấy, độ chính xác của kết quả xét nghiệm cũng như tính bảo mật của kết quả.
Bạn đã biết chữa gout bằng đậu xanh thế nào chưa?
Thầy giáo dạy toán chia sẻ kinh nghiệm điều trị tại Viện Gút
Tránh những món ăn này khi mắc ung thư buồng trứng
Bật mí cách trị bệnh gout bằng lá rau tía tô
Giảm béo an toàn và hiệu quả bằng cách nào?
Hiện Xander cung cấp Gói xét nghiệm tổng quát(bao gồm cả Xét nghiệm Acid uric) tại nhà đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch. Và Xander tuyệt đối không có phụ phí, ẩn phí; chỉ tính phí dịch vụ xét nghiệm tại nhà.
- Giágói xét nghiệm tổng quát của Xander đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 937,000 đồng
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu
Đia chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại:(024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
(*) Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo Lily & WeCare không đưa ra kết quả lâm sàng chính xác trong bài viết
Xem thêm:
- Xét nghiệm acid uric phát hiện những bệnh gì?
- Vai trò của xét nghiệm acid uric máu trong điều trị bệnh gout
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!