Bạn biết gì về thuốc cảm cúm?

Sơ cứu & Phòng ngừa - 04/20/2024

Cúm là bệnh lý hô hấp thường gặp theo mùa và có khả năng lây lan rất nhanh trong cộng đồng. Nguyên nhân gây câm cúm là do nhiễm virus, vì vậy các thuốc cảm cúm thường là các thuốc kháng virus. Vậy khi sử dụng các thuốc cảm cúm, bạn cần lưu ý những gì?

Cảm cúm là một bệnh do virus gây ra, vì vậy các thuốc cảm cúm thường là thuốc kháng virus. Tuy nhiên, việc sử dụng những thuốc cảm cúm này cũng có nhiều tác dụng phụ và nguy hiểm.

Cúm là bệnh lý hô hấp thường gặp theo mùa và có khả năng lây lan rất nhanh trong cộng đồng. Nguyên nhân gây cảm cúm là do nhiễm virus, vì vậy các thuốc cảm cúm thường là các thuốc kháng virus. Vậy khi sử dụng các thuốc cảm cúm, bạn cần lưu ý những gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Thuốc kháng virus là gì?

Thuốc kháng virus là các thuốc kê toa (thuốc dạng viên, lỏng, bột hít hoặc dung dịch truyền tĩnh mạch) có tác dụng chống lại virus cúm trong cơ thể. Thuốc kháng virus khác với thuốc kháng sinh vì thuốc kháng sinh chống lại vi khuẩn.

Nên làm gì khi bị cúm?

Nếu bạn bị cúm, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc cảm cúm. Kiểm tra với bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có nguy cơ cao bị biến chứng cúm nghiêm trọng và phát triển các triệu chứng cúm. Dấu hiệu và triệu chứng cúm có thể bao gồm cảm giác sốt hoặc sốt, ho, đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, đau nhức cơ thể, đau đầu, ớn lạnh và mệt mỏi. Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng virus để điều trị bệnh cúm.

Bạn có nên tiêm phòng vắc xin cúm?

Bạn nên tiêm phòng vắc xin cúm. Thuốc kháng virus không thể phòng ngừa cảm cúm, nhưng vắc xin cúm có thể có các tác dụng khác nhau. Thuốc cảm cúm là lựa chọn thứ hai để điều trị bệnh cúm (bao gồm cúm theo mùa và virus cúm biến thể).

Những lợi ích của thuốc cảm cúm là gì?

Bạn biết gì về thuốc cảm cúm?

Khi bắt đầu điều trị trong vòng hai ngày kể từ khi trở bệnh với các triệu chứng cúm, thuốc kháng virus có thể làm giảm các triệu chứng và rút ngắn thời gian bạn bị bệnh khoảng một ngày. Chúng có thể làm giảm nguy cơ biến chứng như nhiễm trùng tai ở trẻ em, viêm phổi phải nhập viện ở người lớn.

Đối với những người có nguy cơ cao bị các biến chứng nặng của bệnh cúm, điều trị sớm với một loại thuốc kháng virus là rất cần thiết. Đối với người lớn nhập viện với bệnh cúm, điều trị bằng thuốc kháng virus sớm có thể giảm nguy cơ tử vong.

Các tác dụng phụ có thể có của thuốc cảm cúm là gì?

Những tác dụng phụ thường gặp nhất của các thuốc cảm cúm là buồn nôn và nôn. Tác dụng phụ ít phổ biến khác cũng có thể xảy ra.

Khi nào bạn nên sử dụng thuốc cảm cúm?

Nghiên cứu cho thấy rằng thuốc cảm cúm cho hiệu quả nhất khi chúng được sử dụng trong vòng hai ngày kể từ khi bị bệnh. Tuy nhiên, sử dụng thuốc sau thời gian này vẫn có lợi, đặc biệt là nếu người bệnh có nguy cơ cao bị biến chứng cúm nghiêm trọng hoặc nhập viện với bệnh nặng hơn. Bạn nên dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Sử dụng thuốc cảm cúm trong bao lâu?

Để điều trị bệnh cúm, oseltamivir và zanamivir thường được kê toa sử dụng 2 lần/ngày trong 5 ngày, mặc dù những người nhập viện với bệnh cúm có thể cần điều trị dài hơn 5 ngày. Peramivir được tiêm tĩnh mạch một lần, trong khoảng thời gian từ 15–30 phút.

Trẻ em có thể dùng thuốc cảm cúm không?

Trẻ em vẫn có thể dùng thuốc cảm cúm, nhưng bạn phải đến gặp bác sĩ trước khi dùng bất kỳ thuốc nào cho trẻ. Oseltamivir được dùng để điều trị sớm các bệnh cúm ở mọi lứa tuổi và dự phòng cúm cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên. Zanamivir được khuyến cáo cho điều trị sớm các bệnh cúm ở trẻ từ 7 tuổi trở lên và dự phòng cúm ở trẻ 5 tuổi trở lên. Peramivir được khuyến cáo cho điều trị sớm ở những trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Phụ nữ có thai có thể dùng thuốc cảm cúm không?

Phụ nữ mang thai vẫn có thể dùng thuốc cảm cúm, nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ vì những nguy hiểm của thuốc đối với thai nhi.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc biến chứng nghiêm trọng do cúm

Bạn sẽ dễ mắc các biến chứng nghiêm trọng nếu có các tình trạng sức khỏe sau:

  • Suyễn
  • Các tình trạng thần kinh và phát triển thần kinh
  • Các rối loạn máu (như bệnh hồng cầu hình liềm)
  • Các bệnh phổi mãn tính (như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [COPD] và xơ nang)
  • Rối loạn nội tiết (như đái tháo đường)
  • Bệnh tim (bệnh tim bẩm sinh, suy tim sung huyết và bệnh động mạch vành)
  • Rối loạn thận
  • Rối loạn gan
  • Rối loạn chuyển hóa (ví dụ như rối loạn chuyển hóa di truyền và rối loạn ty thể)
  • Người béo phì có chỉ số BMI 40 hoặc cao hơn
  • Người dưới 19 tuổi điều trị lâu dài với aspirin
  • Người có hệ miễn dịch suy yếu do bệnh hoặc thuốc (HIV hoặc AIDS, ung thư hoặc những người sử dụng steroid mãn tính)

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh cúm:

  • Người lớn trên 65 tuổi
  • Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt trẻ em dưới 2 tuổi
  • Phụ nữ mang thai và phụ nữ ở 2 tuần cuối thai kỳ
  • Những người sống lâu dài trong nhà dưỡng lão và các cơ sở chăm sóc.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Cách trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết
  • 7 điều bạn cần biết về cảm lạnh và cảm cúm
  • Mùa mưa lũ, hãy đề phòng cảm cúm ở trẻ em

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!