Bạn có biết: Ăn gì để giảm ure máu?

Xét Nghiệm - 11/24/2024

Nồng độ ure máu là nồng độ phản ánh tình trạng các cơ quan trong cơ thể con người, đặc biệt là thận và gan. Cho nên, nồng độ ure tăng cao chứng tỏ người đó có bệnh lí về gan nặng. Vậy ăn gì để giảm ure máu, sau đây Lily & WeCare sẽ giúp bạn nhận biết rõ hơn về chế độ dinh dưỡng và thông tin khi ure máu tăng cao.

Nồng độ ure máu là nồng độ phản ánh tình trạng các cơ quan trong cơ thể con người, đặc biệt là thận và gan. Cho nên, nồng độ ure tăng cao chứng tỏ người đó có bệnh lí về gan nặng. Vậy ăn gì để giảm ure máu, sau đây Lily & WeCare sẽ giúp bạn nhận biết rõ hơn về chế độ dinh dưỡng và thông tin khi ure máu tăng cao.

1. Những nguyên nhân tăng ure máu

Ure trong máu được sản xuất ra từ các nguồn protit như: ăn, uống, tiêm thuốc...bên cạnh đó còn do sự hủy hoại các tổ chức trong cơ thể tổng hợp thành ure thông qua gan và được bài tiết ra bên ngoài thông qua thận. Mặt khác ure được thận thải ra, giữ cho máu ở một tỷ lệ nhất định là 0,3g/l , không vượt quá 0,5g/l đối với người bình thường.

Bị suy thận, thiểu niệu, vô niệu, tắc nghẽn đường niệu:

- Do chế độ ăn uống có nhiều protein

- Do xuất huyết tiêu hóa và bị nhiễm trùng nặng

- Do quá trình tăng dị hóa protein từ sốt, bỏng, suy dinh dưỡng và bệnh lý u tân sinh

Giảm lượng máu đến thận trong suy tim sung huyết, sốc, căng thẳng, đau tim, bỏng nặng, chảy máu đường tiêu hóa và tắc nghẽn dòng chảy nước tiểu trong cơ thể ...

Đối với các nguyên nhân gây ra tình trạng ure máu tăng cao cần phải đặc biệt quan tâm đến nguyên nhân do thận gây ra như: viêm thận cấp và mạn tính; lao thận; ứ nước bể thận do sỏi thận; hội chứng gan thận do leptospira và thận nhiều nang trong cơ thể.

Bạn có biết: Ăn gì để giảm ure máu?

2. Các triệu chứng khi ure máu tăng cao

Ure máu cao rất nguy hiểm cho cơ thể vì nó có thể gây ra nguy cơ khôn lường đối với người bệnh, cần phải được chẩn đoán kịp thời và nhanh chóng . Vì vậy bạn cần phải đặc biệt chú ý đến các triệu chứng dưới đây:

- Triệu chứng hội chứng thần kinh:Khi ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt và mất ngủ. Khi ở mức độ nặng hơn, người bị bệnh sẽ cảm thấy lơ mơ, nói mê sảng và vật vã. Và đặc biệt là khi người bệnh ở mức độ nghiêm trọng, họ sẽ có những biểu hiện như: bị hôn mê, co giật do phù não, đồng tử bị co lại và sẻ phản ứng với ánh sáng kém hơn.

- Triệu chứng hội chứng tiêu hóa: Khi người bị bệnh ở mức độ nhẹ sẽ gây ra ăn không ngon ngủ không yên , đầy bụng, chướng hơi,khó tiêu và nặng hơn sẽ bị buồn nôn, ỉa chảy, lưỡi đen, niêm mạc miệng và họng bị loét, và xuất hiện nhiều màng giả màu xám.

- Triệu chứng hội chứng hô hấp: Khi người bị bệnh sẻ có những biểu hiện như: Hơi thở sẽ có mùi amoniac, nhịp thở bị rối loạn , hôn mê, mê sảng , thở chậm và yếu dần ...

- Triệu chứng hội chứng tim mạch:Khi đó mạch sẽ đập nhanh nhỏ, huyết áp cao và có thể gây ra trụy tim mạch ở người bệnh .

- Triệu chứng hội chứng chảy máu: Viêm võng mạc, chảy máu võng mạc, chảy máu dưới da và niêm mạc hình thành nên những mảng máu, chảy máu tiêu hóa (nôn ra máu...) và đặc biệt là chảy máu màng não, chảy máu màng phổi, màng tim... đối với người bệnh.

- Triệu chứng sinh hóa.

- Dự trữ kiềm trong cơ thể giảm: Đây là dấu hiệu do hiện tượng axit máu trong cơ thể và rối loạn chất điện giải gây ra.

Vì vậy muốn biết được ure máu tăng hay không tăng chúng ta cần phải tiến hành xét nghiệm ure máu để nắm rõ các rối loạn và thông qua đó có thể chẩn đoán được tình trạng suy thận trong cơ thể. Mặt khác, không phải khi nào các triệu chứng lâm sàng cũng cho biết lượng ure máu tăng bởi vì có nhiều trường hợp ure máu trong cơ thể trên 1g/l mà xét nghiệm vẫn không xuất hiện triệu chứng lâm sàng.

3. Các biện pháp nhằm giảm ure máu

- Để làm giảm lượng ure máu là điều khó khăn khi bệnh nhân bị bệnh thận mãn tính. Bệnh nhân cần phải áp dụng một liệu pháp phù hợp như: tiêm truyền tĩnh mạch dưới sự kiểm soát của thuốc lợi tiểu cho bệnh nhân.

- Để hạn chế việc tăng ure máu, người bệnh cần phải có chế độ ăn uống hợp lí như:trong thức ăn không có quá nhiều protein cũng không được quá nghèo protein, không được phéo sử dụng các loại thuốc làm tăng lượng ure trong máu. - Khi cảm thấy cơ thể có những biểu hiện không bình thường,bệnh nhân cần phải đến các bệnh viện để tiến hành các xét nghiệm cần thiết để ngăn chặn lương ure máu.

Ure được xem là một sản phẩm quan trọng nhất của chuyển hóa Ni-tơ, nó có nguồn gốc chủ yếu từ quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể. Vì vậy đối với những người bệnh thận có ure máu tăng, chất dinh dưỡng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng cho cơ thể. Với một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ làm chậm quá trình phát triển của bệnh ure máu, tăng cường và nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân.

Bạn có biết: Ăn gì để giảm ure máu?

4. Đối với yêu cầu dinh dưỡng

- Thức ăn phải ít Protein: Tùy theo giai đoạn suy thận mà cần số lượng đạm nhất định có thể từ khoảng 0,6-0,8-1g/kg trọng lượng lý tưởng/ngày của cơ thể . Dùng protein có giá trị dinh dưỡng sinh học cao và phải hạn chế thức ăn nhiều phosphat.

- Thức ăn nhiều năng lượng:trong khoảng từ 30-35kcal/kg/ngày.

- Phải đảm bảo lượng vitamin, yếu tố vi lượng, chống thiếu máu cho cơ thể.

- Đặc biệt cần đủ nước, ít muối, giàu calci và ít phosphate.

5. Những thực phẩm chúng ta nên lựa chọn cho cơ thể.

- Chất bột đường: Nên lựa chọn những sản phẩm ngũ cốc có hàm lượng đạm thấp như: miến, bột sắn dây, khoai lang và khoai sọ, ...Đặc biệt chúng ta nên ăn gạo, mì tối đa là 200g/ngày tùy độ suy thận của mỗi người . Người bị bệnh suy thận càng nặng thì lượng gạo mì càng giảm hơn .Điều này cần phải được người bệnh đặc biệt quan tâm .

- Chất đạm (protein): người bệnh nên ăn các loại thực phẩm chứa chất đạm giá trị sinh học cao như: thịt, cá, trứng và đặc biệt là các loại sữa chuyên biệt dành cho người bị bệnh suy thận .

- Chất béo: Nên lựa chon dầu thực vật (dầu mè, dầu đậu nành, dầu oliu,dầu thực vật ) hoặc mỡ cá ,tốt cho cơ thể của người bệnh.

- Gia vị:Người bệnh nên lựa chọn thực phẩm ít muối .

- Nên ăn nhạt hơn người bình thường khi có phù và tăng huyết áp. Lượng muối trong cơ thể sẽ thay đổi phụ thuộc vào tình trạng bệnh trong cơ thể.

- Lượng nước tương đương với lượng nước tiểu ngày hôm trước + 500-1000ml (vì vậy nên ăn thực phẩm có đạm giá trị sinh học cao như thịt, cá, trứng và sữa chuyên biệt cho người bệnh thận có ure máu tăng)

Bạn có biết: Ăn gì để giảm ure máu?

6. Những thực phẩm cần tránh đối với người bệnh

- Cần phải hạn chế thực phẩm giàu kali (có nhiều trong thực phẩm như: rau xanh, hoa quả tươi) khi trong cỏ thể có kali máu tăng

- Tránh ăn các loại thực phẩm chứa nhiều Kali như nho khô, chuối khô, thanh long, bơ,...; rau đặc biêt là các loại rau có màu xanh đậm (rau ngót, rau đay, rau dền, rau muống,...), nấm mèo và các loại đậu.

- Các thực phẩm giàu đường như bánh mì trắng, khoai tây, bánh kẹo ngọt,...

- Thực phẩm chứa nhiều photpho như tôm khô, lá lốt, lòng đỏ trứng, thịt bò,thịt lợn...

- Thực phẩm có nhiều muối và có vị mặn như mắm, cá khô, tôm khô, mì ăn liền,...

Đối với bữa ăn phụ, người bệnh thận có thể sử dụng một số thực phẩm như: trái cây, chè, hoặc sử dụng các loại sữa dành riêng cho bệnh nhân suy thận để giúp phòng chống loãng xương, cung cấp đầy đủ dưỡng chất mà không làm ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của thận trong cơ thể.

- Đặc biệt với nhiều sản phẩm dinh dưỡng nên giảm lượng protein Nepro 1 - là sản phẩm dinh dưỡng được thiết kế dành riêng cho người bệnh thận .

Từ những thông tin trên người bênh có thể nhận biết bản thân nên ăn gì để giảm ure máu, đảm bảo sức khỏe và cải thiện cuộc sống.

Xander Địa chỉ xét nghiệm máu uy tín minh bạch

Với quy trình hoàn toàn khép kín, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi chọn dịch vụ xét nghiệm của Trung tâm xét nghiệm Xander. Khách hàng không phải đăng ký, chờ đợi mệt mỏi và mất nhiều thời gian tại các trung tâm y tế để được xét nghiệm. Đến với Xander khách hàng cũng hoàn toàn yên tâm về chất lượng mẫu lấy, độ chính xác của kết quả xét nghiệm cũng như tính bảo mật của kết quả.

Bạn có biết: Ăn gì để giảm ure máu?

Hiện Xander cung cấp Gói xét nghiệm tổng quáttại nhà đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch. Và Xander tuyệt đối không có phụ phí, ẩn phí; chỉ tính phí dịch vụ xét nghiệm tại nhà.

  • Giágói xét nghiệm tổng quát của Xander đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 937,000 đồng
  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu

Đia chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại:(024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Nguyên nhân tăng ure trong máu và cách giảm ure máu
  • Ure máu là gì và những điều cần biết về ure máu?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!