Bạn nên bổ sung những chất gì khi mắc thoái hóa khớp?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Thoái hóa khớp là một bệnh mãn tính gây đau đớn và hạn chế khả năng vận động của người bệnh. Tuy nhiên, các cơn đau khớp lại liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống của bệnh nhân. Nếu biết ăn đúng cách các cơn đau sẽ nhẹ hơn và các khớp sẽ vận động dễ dàng hơn. Vậy người bệnh thoái hóa khớp nên bổ sung những chất gì? Hãy tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây của Lily & WeCare.

Thoái hóa khớp là một bệnh mãn tính gây đau đớn và hạn chế khả năng vận động của người bệnh. Tuy nhiên, các cơn đau khớp lại liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống của bệnh nhân. Nếu biết ăn đúng cách các cơn đau sẽ nhẹ hơn và các khớp sẽ vận động dễ dàng hơn. Vậy người bệnh thoái hóa khớp nên bổ sung những chất gì? Hãy tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây củaLily & WeCare.

Bạn nên bổ sung những chất gì khi mắc thoái hóa khớp?

1. Thoái hóa khớp là gì?

Khớp là nơi tiếp giáp giữa các đầu xương. Thoái hóa khớp có biểu hiện lâm sàng bởi đau khớp và cột sống mạn tính, không có biểu hiện viêm. Bệnh gây ra những thương tổn lên toàn bộ khớp, chủ yếu là ở phần sụn bao quanh đầu xương. Khi vận động, xương dưới sụn bị cọ xát vào nhau, thậm chí bào mòn lẫn nhau khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn.

Các loại khớp thường dễ bị lão hoá là: Khớp gối, khớp khủy tay, khớp vai, khớp háng, khớp cổ chân, ngón chân, cổ tay, ngón tay... Thoái hoá khớp có liên quan chặt chẽ tới độ tuổi, tuổi càng cao thì khả năng khớp bị thoái hoá sẽ càng lớn.

Bạn nên bổ sung những chất gì khi mắc thoái hóa khớp?

2. Nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp, trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân như sau:

Tuổi tác

Thoái hóa khớpthường bắt đầu xuất hiện từ sau tuổi 40. Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Lúc này lớp sụn bị thoái hóa, ngày càng mỏng và xù xì, độ đàn hồi và khả năng chịu lực giảm sút, dẫn đến các cơn đau khi vận động.

Béo phì

Người béo phì có nguy cơ bị khoái hóa khớp nhiều hơn so với người cân nặng bình thường, đặc biệt là thoái hóa khớp gối.

Tổn thương khớp

Khi khớp bị tổn thương do ngã, tai nạn, chơi thể thao, hoặc hoạt động, nguy cơ bị thoái hóa khớp sẽ cao hơn mức bình thường.

Dị dạng bẩm sinh về khớp

Người có khớp bất thường bẩm sinh dễ dẫn đến nguy cơ thoái hóa khớpsớm và trầm trọng hơn bình thường.

Gen di truyền

Một số bệnh khớp có liên quan đến gen di truyền, nếu gia đình có tiền sử bệnh khớp thì nguy cơ bị bệnh khớp sẽ càng cao.

Ngoài ra, cũng có một số các nguyên nhân khác cũng gây ra thoái hóa khớp, như do thay đổi nội tiết hay do rối loạn chuyển hóa

3. Triệu chứng của thoái hóa khớp

Đau nhức

Triệu chứng chính của thoái hóa khớp là đau nhức, đôi khi kèm theo cảm giác cứng khớp. Cơn đau thường âm ỉ và có khi thành cơn đau cấp khi vận động ở tư thế bất lợi. Thường đau nhiều vào buổi chiều và khi co duỗi các khớp, giảm đau về đêm và sáng sớm, những lúc nghỉ ngơi. Khớp có cảm giác bị cứng lại sau khi nghỉ ngơi, nhưng thường là sẽ giảm sau một vài phút vận động.

Hạn chế vận động

Các khớp và cột sống bị thoái hóa sẽ hạn chế vận động một phần, có khi hạn chế nhiều do phản xạ co cứng cơ kèm theo. Bệnh nhân có thể không làm được một số động tác như không quay được cổ, không cúi được sát đất, một số bệnh nhân có dấu hiệu phá hủy khớp.

Biến dạng khớp

Thoái hóa khớp không kèm theo viêm, khớp thường không biến dạng nhiều như trong các bệnh khớp khác. Biến dạng trong khớp do mọc gai xương, do lệch trục khớp hoặc thoát vị màng hoạt dịch... gây ra cột sống gù, vẹo, ngón tay trở nên gồ ghề và đôi khi cong nhẹ...

Bạn nên bổ sung những chất gì khi mắc thoái hóa khớp?

4. Bị thoái hóa khớp nên bổ sung chất gì cho cơ thể

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc điều trị thoái hóa khớp. Vậy thoái hóa khớp bổ sung những chất gì trong thực đơn ăn hàng ngày? Dưới đây là một số thực phẩm bạn có thể tham khảo:

Thực phẩm từ động vật

Người thoái hóa khớp có thể ăn thịt lợn, thịt gia cầm (gà, vịt), tôm, cua, đặc biệt là nên ăn cá nước lạnh như cá hồi, cá ngừ vì chúng chứa nhiều acid béo omega-3. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những người ăn cá chứa nhiều dầu dường như ít bị viêm sưng khớp và ít đau đớn hơn so với những người không ăn cá. Việc ăn các món ăn từ tôm, cá hầm cả xương cũng giúp bổ sung canxi.

Thực phẩm từ thực vật, các loại ngũ cốc

Ngoài ra, đậu nành, rau xanh, hạt mầm có đặc tính chống bệnh tật, tăng cường hệ miễn dịch, kháng ôxy hóa. Tăng cường ăn đu đủ, dứa, chanh, bưởi vì các loại trái này là nguồn cung ứng men kháng viêm và sinh tố C, hai hoạt chất có tác dụng kháng viêm.

Tăng cường các loại trái cây

Đu đủ, dứa, chanh, bưởi vì các loại trái này là nguồn cung ứng men kháng viêm và sinh tố C, 2 hoạt chất có tác dụng kháng viêm. Trà xanh cũng rất tốt cho người bị thoái hóa khớp, giúp ngăn ngừa hoặc giảm bớt các triệu chứng viêm khớp.

Bên cạnh đó, người bịthoái hóa khớp cần tránh tất cả món ăn làm tăng chất mỡ trong máu đều bất lợi cho người đang bị viêm khớp vì xúc tác phản ứng viêm tấy ở mặt trong bao khớp. Do đó không chỉ thịt mỡ, bơ, xúc xích, dăm-bông mà ngay cả bánh kẹo cũng nên hạn chế sử dụng. Hạn chế hoặc không dùng các đồ uống có cồn như rượu, bia và các đồ uống có chứa nhiều cồn khác; không nên hút thuốc.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!