Bạn nên chuẩn bị gì cho tủ thuốc gia đình?

Sơ cứu & Phòng ngừa - 11/24/2024

Việc trang bị tủ thuốc gia đình rất cần thiết, giúp bạn có thể sơ cứu được những vết thương đơn giản tại nhà. Bạn nên trang bị các thành phần nào trong tủ?

Việc trang bị tủ thuốc gia đình là một điều cần thiết để giúp bạn có thể sơ cứu được những vết thương đơn giản tại gia. Những thành phần nào nên được lưu ý sử dụng?

Tủ thuốc gia đình là một trong những thứ thiết yếu ở nhà bạn. Quan trọng hơn cả chính là những vật dụng chứa trong đó. Tủ thuốc của gia đình bạn cần được chuẩn bị đầy đủ những vật dụng cần thiết để bạn có thể sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp.

Sau đây là danh sách những vật dụng mà bạn nên trang bị trong tủ thuốc theo tổng hợp của bác sĩ:

1. Thuốc paracetamol và thuốc ibuprofen: Đây là hai loại thuốc có tác dụng giúp hạ sốt cũng như giảm đau. Bạn nên lưu ý không nên cho bé dưới 12 tuổi sử dụng aspirin. Các chuyên gia cho biết đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hội chứng Reye, một loại bệnh hiếm gặp có ảnh hưởng không nhỏ đến não bộ và gan, thậm chí có thể gây tử vong.

2. Băng cá nhân: Bạn nên chuẩn bị nguyên một hộp vì các bé hay chạy nhảy nên rất dễ bị trầy xước. Bạn cũng có thể dùng dán gót chân khi mang giày mới để tránh bị đau chân nữa đấy.

3. Thuốc nhỏ mắt chống dị ứng: Tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng tăng khiến cho tình trạng dị ứng, đặc biệt là ở mắt, ngày càng trở nên phổ biến. Ở những trường hợp viêm hoặc dị ứng ở mắt, điều quan trọng nhất là phải điều trị, sơ cứu ngay tại chỗ để giảm nguy cơ để lại thiệt hại lâu dài.

4. Thuốc mỡ kháng sinh: Loại thuốc này rất có tác dụng trong việc trị sẹo cũng như làm lành các vết thương, vết bỏng nhỏ.

5. Thuốc chống tiêu chảy: Trong trường hợp bị bệnh tiêu chảy, ngoài việc xác định nguyên nhân và điều trị, các loại thuốc chống tiêu chảy giúp làm nhẹ các triệu chứng cũng quan trọng không kém. Tuy nhiên, các loại thuốc này chỉ để người lớn sử dụng, không nên dùng cho trẻ em vì có thể gây ra những tác dụng phụ có hại.

6. Thuốc chống nấm: Dùng để trị phát ban do mặc tã ở bé.

7. Thuốc kháng dị ứng Benadryl: Để làm dịu các triệu chứng khi dị ứng.

8. Thuốc trị dị ứng da Calamine: Sử dụng trong trường hợp bị đau và ngứa do kích ứng da nhẹ.

9. Sirô trị ho dành cho trẻ em: Đây là một trong những phương pháp giúp “cắt nhanh” cơn ho ở bé hiệu quả nhất, tránh trường hợp bệnh phát triển và trở nên nặng hơn.

10. Thuốc giảm đau và thông mũi cho trẻ em: Chứng tắc nghẽn mũi (nghẹt mũi) là một chứng bệnh thường gặp và không gây nguy hiểm nhiều. Tuy nhiên, đối với trẻ em, đặc biệt là với các bé sơ sinh, thì đây là một chứng bệnh khá nguy hiểm. Chính vì thế, trong tủ thuốc không thể thiếu loại thuốc này.

11. Bông gòn và tăm bông: Bông gòn là vật dụng không thể thiếu để sát trùng vết thương. Tăm bông góp phần làm sạch lỗ tai và đặc biệt hút ẩm sau khi tắm giúp hạn chế khả năng viêm nhiễm ở lỗ tai.

12. Thuốc khử trùng và khăn lau có tẩm cồn: Rất tốt cho những vết thương và trầy nhỏ.

13. Cốc hoặc muỗng đo liều lượng: Hai vật dụng này rất có ích khi bạn cần phải đo liều lượng thuốc.

14. Gạc y tế: Bạn nên mua gạc y tế với nhiều kích cỡ khác nhau.

15. Kem sức chống côn trùng Hydrocortisone: Dùng cho các trường hợp bị côn trùng hoặc ong đốt.

16. Thuốc khử trùng loại nhẹ Hydrogen Peroxide: Dùng để khử trùng những vết thương nhỏ.

17. Thuốc xịt côn trùng: Những vết côn trùng cắn không chỉ làm bạn khó chịu nhưng còn là nguyên nhân chính dẫn đến dị ứng. Phòng bệnh vẫn tốt hơn chữa bệnh, bạn nên trang bị một bình thuốc xịt côn trùng trong tủ thuốc nhé!

18. Dụng cụ thông mũi Nasal aspirator: Ngoài thuốc thông mũi ra, nếu bạn không muốn cho bé sử dụng thuốc quá sớm có thể thay thế bằng dụng cụ này.

19. Sáp Petroleum Jelly: Ngoài khả năng giúp làm lành các vết thương nhỏ và dịu cơn đau ở những vết bỏng, sáp Petroleum Jelly còn có khả năng dưỡng ẩm cho da. Hơn nữa, bạn còn có thể dùng loại sáp này để giảm nguy cơ phát ban tã ở bé.

20. Dung dịch khử trùng: Dùng để khử trùng các vết cắt.

21. Kem chống nắng: Bạn chỉ nên sử dụng loại kem chống nắng có chỉ số SPF 15 hoặc hơn. Lưu ý không nên dùng cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.

22. Than hoạt tính: Rất tốt trong những trường hợp bị ngộ độc.

23. Nhiệt kế: Dùng để đo nhiệt độ trong trường hợp sốt. Các bác sĩ khuyến khích rằng bạn nên sử dụng nhiệt kế trực tràng cho bé dưới 3 tuổi. Nhiệt kế miệng và tai nên sử dụng cho các bé lớn hơn. Đặc biệt lưu ý, bạn không nên sử dụng nhiệt kế thủy ngân.

24. Nhíp gắp: Dùng để gắp các vết dầm trên da (Khử trùng trước khi sử dụng).

Bạn hãy dựa theo danh sách này và chuẩn bị tủ thuốc gia đình của bạn kỹ càng và đầy đủ nhất có thể để có thể hỗ trợ con bạn kịp thời khi gặp tai nạn cũng như giữ cho bé an toàn. Lưu ý, bạn nên để tủ thuốc cao hơn tầm với của bé để tránh gây nguy hiểm cho bé nhé!

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 8 sai lầm cha mẹ thường mắc phải khi cho con sử dụng thuốc
  • Mối quan hệ giữa hút thuốc lá và bệnh hen suyễn
  • Cách sơ cứu khi bị bỏng mà bạn nên biết

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!