Cuộc sống hiện đại ngày nay đã khiến cho tỷ lệ trẻ em mắc bệnh cao huyết áp ngày càng tăng. Tuy nhiên, bệnh lại không có biểu hiện rõ ràng và chỉ được phát hiện khi đã bước vào giai đoạn nguy hiểm. Lily & WeCare sẽ giới thiệu tới các bố mẹ bệnh cao huyết áp ở trẻ em, nguyên nhân và cách phòng tránh để bố mẹ tham khảo.
Bệnh cao huyết áp ở trẻ em là gì?
Khi trẻ có huyết áp bằng hoặc cao hơn tới 95% so với những trẻ cùng giới tính, độ tuổi và chiều cao thì được gọi là cao huyết áp. Huyết áp chính là áp lực máu tác động lên thành của động mạch nhằm đưa máu đi nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra bởi lực co bóp của tim và từ sức cản của động mạch. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào hai chỉ số của huyết áp là huyết áp tâm thu và huyết áp tối thiểu (hay còn gọi là huyết áp tâm trương) để chẩn đoán tình trạng bệnh cao huyết áp ở trẻ em.
Chỉ số được cho là để xác định bệnh cao huyết áp ở trẻ như sau:
- Độ tuổi từ 3 – 6 tuổi: Có chỉ số huyết áp cao là trên 116/76mmHg.
- Độ tuổi từ 7 – 10 tuổi: Có chỉ số huyết áp cao là trên 122/78mmHg.
- Độ tuổi từ 11 – 13 tuổi: Có chỉ số huyết áp cao là trên 126/82mmHg.
- Độ tuổi từ 14 – 16 tuổi: Có chỉ số huyết áp cao là trên 136/86mmHg.
- Độ tuổi từ 16 – 19 tuổi: Có chỉ số huyết áp cao là trên 120/81 mm/Hg.
Triệu chứng và nguyên nhân của bệnh cao huyết áp ở trẻ em
Có thể nói, cao huyết áp ở trẻ không có triệu chứng rõ rệt trừ khi con có những vấn đề về sức khỏe tiềm ẩn. Tuy nhiên, huyết áp của trẻ cần được đo thường xuyên trong những lần khám sức khỏe định kỳ, bắt đầu từ lúc bé được 3 tuổi. Với những trẻ sinh non, cân nặng thiếu khi sinh, bị tim bẩm sinh hoặc mắc một số bệnh về thận thì việc kiểm tra huyết áp có thể bắt đầu ở ngay giai đoạn sơ sinh.
Bệnh cao huyết áp ở trẻ thường liên quan đến những vấn đề về sức khỏe như: dị tật tim, bệnh di truyền, rối loạn nội tiết tố hoặc bệnh thận. Với những trẻ lớn hơn, nhất là những trẻ bị thừa cân thì nguyên nhân bị cao huyết áp thường không xác định được. Có các loại cao huyết áp như sau:
Cao huyết áp nguyên phát
Đây là loại cao huyết áp tự xuất hiện, không có nguy cơ tiềm ẩn nào và thường mắc ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nguy cơ mắc phải loại này sẽ xuất hiện ở trẻ bị thừa cân hoặc béo phì, gia đình có người bị cao huyết áp, bệnh tiểu đường tuýp 2 hoặc mức độ đường huyết cao, trẻ có lượng cholesterol và triglycerid cao.
Cao huyết áp thứ phát
Đây là loại cao huyết áp được gây ra bởi bệnh khác. Loại cao huyết áp này phổ biến ở trẻ nhỏ. Các bệnh làm tăng nguy cơ mắc cao huyết áp bao gồm: Bệnh thận mạn tính; Vấn đề về tim, như hẹp động mạch chủ; Bệnh thận đa nang; Bệnh ảnh hưởng đến thận, như bệnh lupus ban đỏ; Cường giáp; Hẹp động mạch thận; Rối loạn tuyến thượng thận; U tủy thượng thận, khối u hiếm gặp ở tuyến thượng thận.
Khi bị cao huyết áp, trẻ có khả năng tiếp tục bị cao huyết áp khi đã trưởng thành. Biến chứng của bệnh cao huyết áp ở trẻ là ngừng thở khi ngủ, tình trạng ngáy to hoặc thở bất thường khi ngủ. Nếu tình trạng cao huyết áp kéo dài khi trẻ trưởng thành có thể khiến cho trẻ bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, mắc bệnh thận.
Những lưu ý về chế độ ăn uống cho bà bầu cao huyết áp
Xét nghiệm tiền sản giật bao gồm những gì?
Hết bệnh dạ dày, cao huyết áp và tiểu đường chỉ bằng... nước lọc
Trẻ 1 tuổi nên ăn gì để phát triển toàn diện?
Có nên dùng thực phẩm chức năng cho trẻ 1 tuổi?
Cách điều trị bệnh cao huyết áp ở trẻ em
Thực hiện chế độ ăn DASH
Đây là chế độ ăn uống gồm thực phẩm ít chất béo và chất béo bão hòa, ăn thêm nhiều loại trái cây, rau tươi, ngũ cốc nguyên hạt. Bố mẹ cần hạn chế lượng muối ăn vào để giảm huyết áp của trẻ.
Thường xuyên để ý cân nặng của trẻ
Chính việc thừa cân đã làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp ở trẻ. Do đó, bố mẹ cần thực hiện chế độ ăn DASH và theo dõi trẻ tập thể dục thường xuyên để giúp trẻ giảm cân.
Tránh khói thuốc lá
Có thể các ông bố không biết rằng, khói thuốc lá có thể làm tăng huyết áp, gây tổn hại trực tiếp đến tim và mạch máu của trẻ. Do đó, cần bảo vệ trẻ tránh xa khói thuốc lá - ngay cả với khói thuốc thụ động.
Dùng thuốc
Cho trẻ dùng thuốc theo đơn kê của bác sĩ nếu như tình trạng cao huyết áp của trẻ nghiêm trọng hoặc không thể đáp ứng được những thay đổi của lối sống. Cũng có thể sẽ mất thời gian dài để tìm ra được phương thuốc hiệu quả làm giảm tình trạng bệnh cao huyết áp ở trẻ em nên bố mẹ cần phải kiên nhẫn.
Xem thêm:
- Này bạn trẻ - hãy giữ cho huyết áp của mình khỏe mạnh
- Bệnh cao huyết áp ở người trẻ tuổi
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!