Cường giáp là một hội chứng chứ không phải là bệnh. Các biểu hiện thường gặp là bướu cổ kèm triệu chứng tăng chuyển hóa: ăn nhiều, uống nhiều, gầy nhanh, giảm đam mê tình dục. Vì thế, đối với những người đang gặp vấn đề về bệnh cường giáp ngoài điều trị bằng thuốc thì có thể kết hợp với chế độ ăn uống để giúp chống lại bệnh và tăng hiệu quả điều trị.
1. Bệnh cường giáp là gì?
Cường giáp là một hội chứng thấy ở nhiều bệnh tuyến giáp hay gặp nhất là trong bệnh Basedow. Các triệu chứng của cường giáp là tim đập nhanh hoặc thất nhịp, căng thẳng hay lo âu, hồi hộp, xuống cân, mệt mỏi hoặc yếu cơ, run tay run chân, tính khí thất thường, kinh nguyệt không đều, mắt lồi, phì đại tuyến giáp, da khô, mất ngủ...
2. Chế độ dinh dưỡng khi bị cường giáp
Chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân cường giáp cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Tăng cường bổ sung calo, nhiều chất đạm lành mạnh với các nguồn thực phẩm an toàn, hạn chế tình trạng sụt cân, thiếu dinh dưỡng dẫn đến tình trạng suy nhược, mệt mỏi.
- Hạn chế hấp thu quá nhiều muối iot và các loại thức ăn giàu iot để ngăn chặn tình trạng sản xuất ra quá nhiều hormone tuyến giáp, khiến bệnh ngày càng nguy hiểm. Một số trường hợp cường giáp ngược lại cần tăng thêm nhiều iot do thiếu iot vượt mức cần thiết, gây cường giáp, bướu cổ.
- Kiêng các loại sữa tươi nguyên kem bởi chứa rất nhiều chất béo, trong khi khả năng tiêu hóa của bệnh nhân cường giáp không tốt như người bình thường. Vì vậy, nếu người bệnh cường giáp sử dụng nên chọn các loại sữa đã tách riêng kem.
- Hạn chế các loại thịt đỏ: Trong thịt đỏ có chứa hàm lượng cholesterol, chất béo bão hòa cao vì vậy bệnh nhân cường giáp mà ăn nhiều loại thịt này sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh về tim mạch, tiểu đường.
- Bổ sung thêm các khoáng chất vitamin, kẽm do bệnh nhân cường giáp thường gặp tình trạng khan hiếm các loại nguyên tố kẽm, quá trình trao đổi canxi.
3. Khi bị cường giáp nên ăn gì?
Từ những đặc điểm của chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân bị cường giáp, có thể thấy những người bị cường giáp nên ăn các loại sau:
- Các loại rau củ, rau lá xanh để bổ sung thêm Magie và khoáng chất cho cơ thể, hỗ trợ chức năng trao đổi chất và khả năng hoạt động của tuyến giáp. Song hạn chế ăn củ cải và vông cải xanh, bởi 2 loại rau củ này đều có chức isothiocyanates, có thể làm hạn chế hấp thu iot không tốt cho người mắc hội chứng cường giáp.
- Còn riêng bắp cải, rau muống thì không kiêng, tuy nhiên khi dùng bạn nên nấu chín kỹ.
- Các loại hạt như hạnh nhân, hạt bí, óc chó... cung cấp rất nhiều Magie, protein thực vật an toàn và các loại vitamin E, B... giúp tuyến giáp hoạt động tốt hơn.
Thuốc cường giáp có ảnh hưởng đến sữa mẹ?
Phòng tránh ngộ độc thực phẩm ở bà bầu
Chữa ung thư tuyến giáp bằng ăn uống
Thực hư hiệu quả của biện pháp tránh thai bằng ăn uống
Ăn uống thế nào cho trẻ lớn nhanh?
- Ăn nhiều hải sản, để bổ sung thêm iot, kẽm, vitamin B, selen và omega 3 cho cơ thể, thúc đẩy tuyến giáp hoạt động tốt hơn.
- Chọn lựa loại đậu phù hợp cho chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân cường giáp.
- Ăn nhiều thịt đạm để đảm bảo calo cho cơ thể. Song nếu nguồn gốc thịt không đảm bảo, trong chăn nuôi sử dụng cám và hóa chất thúc đẩy thịt nạc, khi ăn vào có nguy cơ tăng axit béo trong cơ thể bệnh nhân, phá vỡ chức năng hoạt động của tuyến giáp.
- Bổ sung thực phẩm gluten, là loại thực phẩm có nhiều trong lúa mì, lúa mạch đen, yến mạch... giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt trong đường ruột.
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, E như cam, táo, cà rốt, đu đủ, xoài... sẽ giúp người bệnh chống lại các triệu chứng mệt mỏi của cường giáp.
- Không ăn quá nhiều chất xơ vượt mức cho phép của bác sĩ và đường.
Trường hợp người bệnh được điều trị tích cực và có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý mà bệnh vẫn tái phát nhiều lần hoặc tiến triển nặng, thì nên cân nhắc việc phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp.
Xem thêm:
- Bệnh cường giáp có nguy hiểm không?
- Bệnh cường giáp kiêng ăn gì?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!