Bệnh ghẻ có lây không?

Kiến Thức Y Học - 04/28/2024

Ghẻ là một loại bệnh ngoài da do kí sinh trùng ghẻ cái gây ra. Khi bị ghẻ người bệnh sẽ có cảm giác rất ngứa và phải gãi liên tục, càng ngứa càng gãi. Nhiều người thắc mắc: Bệnh ghẻ có lây không? Con đường lây truyền bệnh ghẻ là gì? Câu trả lời sẽ được giải đáp đáp qua bài viết dưới đây của Lily & WeCare.

Ghẻ là một loại bệnh ngoài da do kí sinh trùng ghẻ cái gây ra. Khi bị ghẻ người bệnh sẽ có cảm giác rất ngứa và phải gãi liên tục, càng ngứa càng gãi. Nhiều người thắc mắc: Bệnh ghẻ có lây không? Con đường lây truyền bệnh ghẻ là gì? Câu trả lời sẽ được giải đáp đáp qua bài viết dưới đây của Lily & WeCare.

Bệnh ghẻ có lây không?

1. Bệnh ghẻ là gì?

Bệnh ghẻlà bệnh gây ra do một loại ký sinh trùng sống bám trên da, tên khoa học là Sarcoptes Scabiei, kích thước khoảng l/4mm. Mắt thường có thể trông thấy như chấm trắng đục di chuyển về ban đêm.

Ban ngày con ghẻ ngủ yên trong hang là những mụn nước nhỏ, ban đêm chui ra khỏi hang và đẻ trứng trên những rãnh nhỏ của da.

Con ghẻ có thể lây cho người khác do trực tiếp bò sang hoặc do trứng nở thành con ghẻ.

Trong gia đình hoặc tập thể nếu có một người bị ghẻ thường dễ lây qua người khác do sống chung đụng, nằm chung giường, dùng chung áo quần, khăn tắm.

Bệnh ghẻ có lây không?

2. Nguyên nhân gây bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ do một loại ký sinh trùng con cái ghẻ gây nên. Con ghẻ đực không có khả năng gây bệnh vì chúng chết ngay sau khi giao hợp. Cái ghẻ gây bệnh ngay sau khi xâm nhập vào cơ thể thông qua đường biểu bì da, chúng sẽ liên tục đào hầm và đẻ trứng. Khi ở trong da, ghẻ cái sẽ liên tục đẻ trứng trong vòng 4-6 tuần liền, mỗi ngày chúng đẻ từ 2 – 3 trứng.

3. Triệu chứng bệnh ghẻ

Có 3 triệu chứng quan trọng:

- Có vài mụn nước nhỏ ở những vị trí đặc biệt như kẽ tay, cổ tay, bụng, mặt trong đùi. Ở trẻ nhỏ còn gặp ở lòng bàn lay, lòng bàn chân, sau mông, ở mặt.

- Ngứa nhiều về ban đêm do con ghẻ di chuyển trên da.

- Trong gia đình hoặc tập thể có vài người cũng có triệu chứng tương tự.

Ngoài ra còn có thể gặp triệu chứng phụ khác như mụn mủ, chốc lở, mụn nhọt...v.v...

4. Bệnh ghẻ có lây không?

Ghẻ thường xuất hiện ở vùng tay chân, bộ phận sinh dục, khi bị ghẻ thường mọc mụn nước. Bệnh nếu như không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bội nhiễm, áp xe vú, viêm nang lông, nhọt. Bị viêm cầu thận, nhiễm khuẩn huyết, tổn thương móng.

Ghẻ là căn bệnh ngoài da không những có khả năng lây nhiễm mà còn rất dễ lây sang người khác. Khi không được cách ly, xử lý đúng mực bệnh rất dễ bùng phát thành đại dịch. Bởi vậy, khi trong gia đình có người bị bệnh ghẻ, cần cách ly người bệnh với các thành viên khác, tạm thời nghỉ học hoặc hoặc nghỉ làm việc để tránh lây lan cho những người xung quanh.

Bệnh ghẻ có lây không?

5. Các con đường lây bệnh ghẻ?

Bệnh ghẻ có thể lây trực tiếp hoặc gián tiếp sang người khác

Con đường lây bệnh ghẻ trực tiếp

Khí sinh trùng ghẻ cái có khả năng lây nhiễm trực tiếp từ người sang người khi bắt tay, ôm hoặc những tiếp xúc trực tiếp khác. Thậm chí ngồi cùng bàn, nằm cùng giường, cũng có thể bị lây nhiễm ghẻ cái (do quá trình gãi làm chúng bị rơi xuống và bò lên người bệnh). Cũng vì nguyên nhân này nên khi quan hệ tình dục với người bị ghẻ cũng sẽ bị lây nhiễm.

Lây nhiễm bệnh ghẻ gián tiếp

Ký sinh trùng ghẻ còn có thể xâm nhập vào da của người lành bệnh bằng hình thức gián tiếp khi tiếp xúc với những vật dụng cá nhân mà người bị ghẻ đã từng sử dụng như: Giường, chiếu, quần áo, chăn đệm, khăn mặt, thậm chí là phòng tắm, bao tay, ở chung nhà, dùng chung lược, uống chung cốc nước,... đều có thể lây nhiễm bệnh ghẻ.

6. Điều trị bệnh ghẻ

Nguyên tắc

- Cần phát hiện sớm, điều trị sớm đẻ tránh lây lan cho những người khác.

- Điều trị hàng loại cho tất cả những người cùng bị trong gia đình hoặc trong tập thể để tránh lây cho nhau.

- Điều trị liên lục và củng cố để đề phòng đợt trứng mới nở, mỗi đợt từ trứng đến lúc thành con ghẻ trưởng thành là 2 – 3 tuần.

- Bôi thuốc đúng phương pháp, bôi rộng về ban đêm trước khi đi ngủ.

- Tổng vệ sinh giường, chiếu, giặt luộc áo quần, người bị ghẻ phải ngủ riêng.

Một số thuốc bôi thường dùng

- Dep (Delhylphlalal)

- Benzyl benzoat

- Lindana

- Eurax (crotamiton)

- Mỡ lưu huỳnh 10 – 30%

Ngoài ra, nên dùng thêm kháng sinh và thuốc chống ngứa nếu bị nhiễm trùng và ngứa về đêm khó ngủ.

Bệnh ghẻ có lây không?

7. Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế lây nhiễm bệnh ghẻ

Rửa tay trước khi ăn

Nên rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc nước rửa tay trước mỗi bữa ăn hoặc sau khi đi vệ sinh. Thói quen tốt này mọi người đều nên thực hiện, nhất là đối với trẻ nhỏ bởi nó không những giúp phòng ngừa ghẻ ngứa mà còn giúp phòng tránh bệnh tiêu chảy hay viêm phổi.

Không để da tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, cũng không nên tiếp xúc quá nhiều với nước.

Tắm rửa thường xuyên

Thời tiết nắng nóng khiến bạn đổ mồ hôi nhiều cộng với tiếp xúc với khói bụi, vi khuẩn ngoài môi trường rất dễ khiến bạn bị nấm da và ghẻ ngứa. Cách tốt nhất là sau khi làm việc hoặc chơi thể thao đổ nhiều mồ hôi bạn nên tắm rửa sạch sẽ và lau khô người, có như vậy mới không tạo điều kiện cho ghẻ ngứa phát triển.

Bệnh ghẻ có lây không?

Tổng vệ sinh nhà cửa

Cứ 1 tuần hoặc 1 tháng tùy vào môi trường bạn sống, bạn nên mang hết chăn, màn, vỏ gối ra giặt giũ và phơi ngoài ánh nắng mặt trời. Các vật dụng trên là nơi lý tưởng để vi khuẩn thường xuyên trú ngụ vì vậy bạn nên thường xuyên giặt và phơi nắng chúng. Ánh nắng đóng vai trò rất hiệu quả trong việc tiêu diệt hết vi khuẩn gây bệnh, hơn nữa còn giúp chăn mền thêm thơm tho.

Chú ý trong ăn uống

Bạn nên ăn chín uống sôi, hạn chế ăn thực phẩm cay, nóng, nhiều gia vị, bổ sung thật nhiều các thực phẩm giàu Vitamin C và Vitamin A, uống thật nhiều nước để tăng sức đề kháng, có như vậy mới chống lại các vi khuẩn gây bệnh.

Ngoài ra để phòng bệnh hiệu quả thì không nên tiếp xúc với người bị ghẻ ngứa, bởi bệnh ghẻcó thể lây lan trực tiếp qua việc tiếp xúc. Nếu người bị ghẻ ngứa là người thân trong nhà thì tuyệt đối không được sử dụng chung đồ cá nhân như khăn, mặt quần áo, cũng không nên ngủ chung giường.

Khi bị bệnh ghẻ, không chỉ dễ lây bệnh ghẻ cho người bên cạnh mà người bệnh còn có nguy cơ bị nhiễm trùng da, chàm hóa,... và những vấn đề về da khác bởi tổn thương do gãi. Do đó, việc điều trị sớm và phòng ngừa lây lan thành dịch là rất cấp thiết.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!