Bệnh nhân ung thư vú nên ăn gì?

Ung Thư - 12/28/2024

Làm thế nào để sớm biết mình mắc ung thư vú và khi bị ung thư vú nên ăn những gì là thắc mắc của khá nhiều phụ nữ. Trên thực tế, việc sớm phát hiện ung thư vú sẽ hỗ trợ rất tích cực cho quá trình điều trị, đồng thời chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng cho việc trị bệnh.

Làm thế nào để sớm biết mình mắc ung thư vú và khi bị ung thư vú nên ăn những gì là thắc mắc của khá nhiều phụ nữ. Trên thực tế, việc sớm phát hiện ung thư vú sẽ hỗ trợ rất tích cực cho quá trình điều trị, đồng thời chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng cho việc trị bệnh.

Các dấu hiệu sớm nhận biết ung thư vú

Đau tức ngực

Nếu bạn đột nhiên bị nhói đau như luồng điện nhẹ đi từ ngực trái đến ngực phải. Đây là dấu hiệu không hề tốt cảnh báo sức khỏe vòng một, có thể liên quan đến ung thư vú.

Nguyên nhân: Khối u có nhiều kích thước khác nhau, có thể là khối u đơn lẻ, hay các khối u nằm rải rác phía sau núm vú hoặc ở một trong các ống dẫn sữa. Tất cả đều làm đẩy mô vú, gây cảm giác đau, sưng và khó chịu ở ngực.

Bạn cần theo dõi tần suất, thời điểm, vị trí cơn đau để thông báo cho bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.

Bệnh nhân ung thư vú nên ăn gì?

Ngứa ở ngực

Triệu chứng này, chủ yếu liên quan tới ung thư vú dạng viêm, và thường bị bỏ qua. Người bệnh bị ung thư vú dạng viêm bị ngứa nhiều, nổi mẩn đỏ, hay da sần sùi. Nguyên nhân là do các tế bào ung thư phát triển nhanh chặn mạch máu và bạch huyết mạch ở da, khiến cho chất lỏng tích tụ trong và dưới da, gây kích thích da.

Đau lưng, vai, gáy

Ở một số phụ nữ mắc ung thư vú, họ cảm thấy đau ở lưng hay vai chứ không phải ở ngực hoặc vú. Cơn đau thường xảy ra ở phần lưng trên hoặc giữa 2 bả vai, dễ bị nhầm lẫn với chấn thương dây chằng, viêm xương khớp cột sống.

Nguyên nhân: Do hầu hết các khối u vú phát triển trong mô tuyến vú, mở rộng sâu vào ngực, gần thành ngực. Nếu khối u tăng trưởng đẩy ngược về phía xương sườn và xương sống, người bệnh sẽ bị đau ở lưng. Nơi đầu tiên ung thư vú di căn trong xương là xương sống, hoặc xương sườn, phát triển thành ung thư xương thứ cấp.

Thay đổi hình dạng và kích thước vú

Nhiều phụ nữ không sờ thấy khối u như thông thường mà họ thấy ngực to hơn, chảy xuống thấp hơn, có hình dạng khác thường. Đây là triệu chứng của ung thư vú, thường gặp ở phụ nữ có mô vú dày đặc. Nó cũng khiến việc phát hiện ung thư vú gặp khó khăn hơn, nên nếu bạn có mô vú dày, hãy cảnh giác với những dấu hiệu này.

Bệnh nhân ung thư vú nên ăn gì?

Sự thay đổi ở núm vú

Một trong những vị trí phổ biến nhất mà khối u thường xuất hiện là bên dưới núm vú, bạn có thể cảm nhận được những thay đổi nhất định như núm vú có thể dẹt hơn, thụt vào trong, hay tiết dịch từ núm vú, có thể lẫn kèm máu. Da của núm vú có thể trở nên sần sùi, có vảy, hay viêm.

Sưng hoặc có khối u, hạch ở nách

Hạch bạch huyết có thể là nguyên nhân của bệnh cảm cúm, nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu có một khối u hoặc vết sưng đau dưới vùng cánh tay kéo dài trong một tuần mà không rõ nguyên nhân, đó có thể là dấu hiệu ban đầu của ung thư vú.

Bạn có thể phát hiện hạch bằng cách vuốt từ bầu ngực lên trên theo đường hõm nách, nếu có sẽ thấy hạch nổi lên ở hõm nách. Bất kỳ cơn đau nào xảy ra ở vùng nách cũng là một dấu hiệu nên được kiểm tra cẩn thận bằng ngón tay. Đặc biệt lưu ý khi có một khu vực mô cứng hơn hoặc khó di chuyển khi bạn rê ngón tay. Bạn nên kịp thời đến bác sĩ để phát hiện ung thư và điều trị.

Ngực đỏ, bị sưng

Nếu bạn có cảm giác ngực mình nóng, hay ửng đỏ (thậm chí có màu tím), sưng đau, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, viêm vú, nhưng cũng có thể là ung thư vú dạng viêm. Nguyên nhân là do các khối u vú đẩy vào chèn ép các mô, khiến ngực bị sưng, đau tức và tấy đỏ.

Bệnh nhân ung thư vú nên ăn gì?

Bị ung thư vú nên ăn những gì?

Chế độ ăn khẩu phần ăn đóng vai trò quan trọng song hành cùng với các phương pháp điều trị giúp đẩy lùi. Nếu điều trị bằng các phương pháp là yếu tố quyết định thì chế độ dinh dưỡng là chất xúc tác. Chính vì vậy người bị ung thư vú nên ăn gì và cần kiêng ăn gì là điều rất đáng quan tâm

  • Nên ăn nhiều cá: Thay bằng ăn thịt, hãy tăng cường cá trong khẩu phần ăn hàng ngày.

  • Tăng cường ăn rau xanh: Rau xanh có chứa nhiều chất xơ giúp bệnh nhân dễ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe.

  • Ngũ cốc: Các loại hạt ngũ cốc, nhất là đậu nành để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

  • Bí ngô: Theo các nghiên cứu của Đại học Tufts, trong bí ngô có chứa chất giúp loại bỏ nguy cơ ung thư và tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân

  • Các loại rau: Rau trai, bí đao, hầu đậu cô, cà chua, củ cải, hương cô, khẩu ma, lăng bạch, khoai môn...

  • Các loại thực phẩm đều chứa chất oxy hóa nhưng các loại chứa nhiều nhất phải kể đến là: quả dâu, quả việt quất, mâm xôi, cam, óc chó, bông cải xanh, quế, sôcôla đen, đậu, đậu lăng...

  • Nước ép trái cây: Nước ép trái cây giàu dinh dưỡng và tăng cường các chất khoáng cho bệnh nhân đặc biệt là vitamin C. Những loại quả nên uống như: cam, kiwi, dâu tây,...

Xem thêm:

  • Các xét nghiệm di truyền khi chẩn đoán ung thư vú
  • Nguy cơ mắc ung thư vú chỉ vì 6 thói quen này

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!