Bệnh Parkinson là một dạng bệnh liên quan đến sự thoái hóa của hệ thần kinh trung ương và khác hoàn toàn với hội chứng Parkinson. Người mắc bệnh Parkinson bị run tay, run chân, rung lắc cơ thể... là điều rất dễ để nhận biết. Tuy nhiên, không phải cứ thấy run tay, run chân có nghĩa là bạn đang bị mắc bệnh Parkinson. Hãy cùng Lily & WeCare đi tìm hiểu về căn bệnh này.
Bệnh Parkinson là gì?
Như đã nói ở trên, hội chứng Parkinson và bệnh Parkinson là 2 dạng bệnh hoàn toàn khác nhau. Bệnh Parkinson là dạng bệnh nguyên phát có liên quan trực tiếp tới hệ thần kinh trung ương nhưng không thể tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh. Trong khi đó, hội chứng Parkinson là một dạng bệnh thứ phát, xuất hiện sau khi cơ thể bị tổn thương hoặc có nguyên nhân khác gây nên.
Bệnh Parkinson được hiểu đơn giản là dạng bệnh thể hiện sự giảm sút chất Dopamine (DPM) – một trong những chất nắm vai trò tương đối quan trọng trong hệ thần kinh có nhiệm vụ làm chất dẫn truyền thần kinh.
DPM giúp cho tế bào thần kinh này truyền tín hiệu thần kinh nhanh chóng sang tế bào thần kinh khác, từ đó giúp điều khiển toàn bộ hoạt động của cơ thể từ việc đi, đứng, ngồi, nói truyện... và có ảnh hưởng nhiều nhất tới các cơ bắp của cơ thể. DPM bị giảm sút do một nhóm tế nào nhân xám ở đáy não bị thoái hóa.
Khi cơ thể bị thiếu hụt chất DPM, yếu tố bị ảnh hưởng đầu tiêu đó là các cơ bắp, chúng sẽ không còn hoạt động như bình thường nữa mà thay vào đó là rung liên tục, co, giãn cơ đột ngột, đó gọi là bệnh Parkinson - gây nhiều trở ngại vô cùng trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Nhất là người bệnh Parkinson bị run tay thì khả năng cầm, nắm vật rất hạn chế.
Bệnh có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng. Bệnh sẽ tiến triển dần dần trong một khoảng thời gian khá dài, có khi đến hàng chục năm cho đến khi bệnh tới giai đoạn cuối cùng, đó là khiến người bệnh không còn khả năng vận động và gây tử vong do cơ thể bị suy kiệt.
Bệnh được quy chụp là có liên quan đến sự ảnh hưởng của tuổi tác (do hay gặp ở người cao tuổi), tác nhân di truyền, tác nhân do môi trường, tác nhân thuốc, hoặc cả do virus – vi khuẩn. Tuy nhiên, nếu bệnh là do tác dụng phụ của thuốc gây nên thì bệnh nhân chỉ cần dừng thuốc thì các triệu chứng sẽ thuyên giảm.
Điều nguy hiểm nhất và không mong muốn nhất của bệnh Parkinson đó là do não bộ bị tổn thương (do ma túy, nhiễm trùng, trúng độc). Nếu nguyên nhân là do não đã bị tổn thương thì người bệnh coi như “vô phương cứu chữa”.
Biểu hiện của bệnh Parkinson
Bệnh Parkinson có 2 dạng biểu hiện triệu chứng như sau:
1. Triệu chứng thuộc về vận động
Gồm những triệu chứng thể hiện sự rối loạn vận động cơ bắp, được coi là những biểu hiện cơ bản của bệnh Parkinson. Bao gồm:
- Run: Là triệu chứng điển hình của tất cả người bệnh Parkinson. Run ở đây bao gồm run tay, run chân, run lẩy bẩy cả người và cường độ run thường tăng cao lúc bệnh nhân nghỉ ngơi – nhất là với người bệnh Parkinson bị run tay. Lúc bệnh nhân hoạt động thì cường độ run lại giảm đi. Đây là điều khác biệt giữa run do bệnh Parkinson với run vô căn hoặc run do bệnh tiểu não.
- Cứng đờ các cơ bắp: Biểu hiện là bệnh nhân gặp khó khăn trong các động tác cơ thể gồm quay đầu quay cổ, xoay người... Đồng thời nét mặt trở nên không có sức sống, đờ đẫn và khó biểu lộ cảm xúc như người bình thường.
- Mọi vận động trở nên chậm chạp: Do các cơ bắp bị cứng và tay, chân bị run nên mọi vận động hay sinh hoạt của bệnh nhân đều trở nên bị chậm đi. Điển hình là khi viết chữ hoặc gõ máy.
- Mất thăng bằng cơ thể: Người bệnh gặp khó khăn khi thay đổi tư thế cơ thể, dễ bị ngã và có dáng đi hơi còng người xuống.
2. Triệu chứng không thuộc về vận động
Những biểu hiện này bao gồm:
- Giọng nói của bệnh nhân càng ngày càng trở nên nhỏ và khó nghe.
- Bệnh nhân bị mất ngủ, khó ngủ.
- Bệnh nhân khó có thể biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt như vui, buồn...
- Bệnh nhân có khả năng bị táo bón và táo bón thường kéo dài hơn 3 tuần. Nguyên nhân gây táo bón lại không phải là do chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt.
- Người bệnh dần dần bị mất đi khả năng nhận biết các mùi vị khi dùng mũi để hít, ngửi.
Điều trị bệnh Parkinson
Do không biết rõ nguyên nhân mà chỉ biết được cơ chế của bệnh, việc điều trị bệnh Parkinson vẫn gặp nhiều khó khăn. Đa số các bệnh nhân sẽ được dùng những thuốc sau để giảm thiểu những biểu hiện thuộc về vận động:
- Các thuốc có chứa chất DPM. Tuy nhiên, sau khoảng từ 3 – 5 năm sử dụng thì người bệnh sẽ có biểu hiện nhờn thuốc và bắt buộc phải tăng liều.
- Thuốc ức chế men phân hủy DPM (ức chế men MAO, COMT).
- Thuốc kháng Cholinergic.
Ngoài uống thuốc, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ phối hợp với các biện pháp khác để hỗ trợ tối đa trong việc tăng kết quả điều trị bệnh như vật lý trị liệu, sử dụng các hoạt chất sinh học, thể dục thể thao, tạo chế độ ăn thích hợp và có cả phương pháp kích thích não sâu.
Qua bài viết trên đây, bạn đã có được những thông tin về bệnh Parkinson và một phần nào hiếu biết về ngườibệnh Parkinson bị run tay. Nếu bạn đang mắc phải căn bệnh này thì hãy đi chữa trị nhanh chóng và kịp thời để tránh ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!