Bệnh trầm cảm nên uống thuốc gì?

Tủ Thuốc Gia Đình - 11/24/2024

Hiện nay, ước tính có khoảng 10% - 15% dân số bị bệnh trầm cảm. Thông thường, phụ nữ bị trầm cảm gấp hai lần so với nam giới. Bệnh trầm cảm là căn bệnh rất nghiêm trọng nếu như không phát hiện điều trị kịp thời. Vậy bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm nên uống thuốc gì?

Hiện nay, ước tính có khoảng 10% - 15% dân số bị bệnh trầm cảm. Thông thường, phụ nữ bị trầm cảm gấp hai lần so với nam giới. Bệnh trầm cảm là căn bệnh rất nghiêm trọng nếu như không phát hiện điều trị kịp thời. Vậy bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm nên uống thuốc gì?

1. Bệnh trầm cảm

Bệnh trầm cảm thường dễ xuất hiện khi chúng ta buồn. Trong cuộc sống của chúng ta, bất cứ ai cũng đã từng gặp chuyện buồn nhưng đó chỉ là những phản ứng của cảm xúc bình thường, sau đó nó lại qua đi. Nhưng cái nỗi buồn trong trầm cảm là một tình trạng bệnh lý rất đáng báo động. Người bệnh sẽ cảm thấy mất tự tin trong công việc, mất khả năng tập trung, đôi lúc còn có những biểu hiện thu rút các mối quan hệ xã hội, họ thường không giao tiếp với bạn bè và hay suy nghĩ bi quan về tương lai của mình, nếu bệnh nặng hơn có thể dẫn đến hành vi tự sát...

Bệnh trầm cảm nên uống thuốc gì?

2. Nguyên nhân bệnh trầm cảm


Theo thông tin của website Điều trị chia sẻ, nguyên nhân bệnh trầm cảm có những đặc trưng như

Yếu tố di truyền

Wender và cs. (1986) đã tiến hành một nghiên cứu trên 2 nhóm khách thể: Nhóm thứ nhất là họ hàng của những người con nuôi đã trưởng thành và từng bị trầm cảm. Thứ hai là nhóm con nuôi. Nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở tìm hiểu các thông số về tuổi tác, tình trạng kinh tế - xã hội và khoảng thời gian những người con nuôi sống với mẹ ruột không bị trầm cảm. So sánh tỉ lệ trầm cảm giữa hai nhóm, thấy rằng ở nhóm khách thể thứ nhất, tỉ lệ bị trầm cảm nhiều gấp 8 lần và đã từng có ý định tự sát nhiều gấp 15 lần, so với họ hàng ruột của chính những người con nuôi này. Không thấy có sự khác biệt giữa các nhóm khi xét đến những mức độ trầm cảm nhẹ.

Ngoài ra còn có yếu tố sinh học và vấn đề xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc xảy ra nhiều trường hợp phát bệnh trầm cảm. Đặc biệt đối tượng phụ nữ sau sinh

3. Các loại thuốc điều trị

Để điều trị bệnh trầm cảm người ta dùng các phương pháp điều trị sau: liệu pháp dùng thuốc, tâm lý liệu pháp và shock điện. Phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến nhất là sử dụng các thuốc chống trầm cảm.

Thuốc điều trị bệnh trầm cảm được sử dụng phổ biến là loại thuốc chống trầm cảm ba vòng và loại thuốc tái hấp thu chọn lọc serotonin (viết tắt là SSRI). Thuốc sẽ phát huy tác dụng chậm, thông thường phải sau khoảng hai tuần uống thì thuốc mới có tác dụng, trừ một số loại nhanh là sau một tuần, vì vậy điều trị thuốc này phải kiên trì, nhất là trong 1- 2 tuần đầu. Rất nhiều người mắc bệnh trầm cảm khi thấy uống thuốc khoảng một tuần mà chưa thấy các triệu chứng được cải thiện hoặc gặp phải tác dụng phụ của thuốc thường bỏ thuốc và không điều trị tiếp. Chính vì vậy mà dẫn đến việc bệnh không khỏi.

Với loại thuốc chống trầm cảm ba vòng (amitriptylin) thì tác dụng phụ hay gặp nhất là có thể gây cho người bệnh thấy nhịp tim nhanh, tụt huyết áp tư thế, gây khô miệng, bí tiểu, táo bón hoặc rối loạn chức năng tình dục và bệnh nhân có thể bị nhìn mờ. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng an thần, gây ngủ. Đây là một tác dụng tốt vì phần lớn bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm thường bị mất ngủ.

Loại thuốc chống trầm cảm SSRI là những thuốc mới và ít tác dụng phụ đối với hệ tim mạch. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng có một số tác dụng phụ cần phải lưu ý là: gây tăng cân nhất là đối với phụ nữ. Ngoài ra, thuốc này còn có tác dụng trên chức năng tình dục, nó sẽ làm mất khả năng cương cứng dương vật và làm giảm khả năng tình dục đối với cả bệnh nhân nam và nữ. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc bệnh nhân thường bỏ điều trị giữa chừng. Khi gặp phải các tác dụng phụ này, bệnh nhân phải đến bác sĩ điều trị khám lại và sẽ được các bác sĩ hướng dẫn cách xử lý tác dụng phụ này.

Bệnh trầm cảm nên uống thuốc gì?

4. Dùng thuốc như thế nào?

Dùng thuốc điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh trầm cảmphải dùng lâu dài và kiên trì, bao gồm những giai đoạn tấn công và điều trị duy trì. Thời gian điều trị tấn công của bệnh thường kéo dài từ 6 - 12 tuần, sau đó bệnh nhân cần phải tiếp tục điều trị duy trì cho đến khi những triệu chứng của trầm cảm đã hết hoàn toàn trong thời gian từ 16 - 20 tuần. Một số bệnh nhân sau khi đã khỏi hết các triệu chứng thường không muốn điều trị tiếp và bỏ thuốc giữa chừng. Trong khi đó, mục đích của việc điều trị duy trì là nhằm ngăn chặn những tái phát bệnh, đặc biệt là đối với những đối tượng có các yếu tố nguy cơ cao như bệnh nhân có nhiều giai đoạn bị trầm cảm, có những triệu chứng tổn hại nặng về mặt chức năng học tập, xã hội, có ý tưởng hành vi tự sát, xuất hiện những triệu chứng loạn thần...

Theo nhiều nghiên cứu từ các chuyên gia, bác sĩ cho thấy nếu không tiếp tục điều trị thì tỷ lệ tái phát bệnh trầm cảm sẽ là 25% trong vòng hai tháng đầu, còn đối với những bệnh nhân tiếp tục được điều trị duy trì trong thời gian 2 năm thì tỷ lệ tái phát sẽ thấp hơn so với những bệnh nhân bỏ thuốc giữa chừng.

Bệnh trầm cảmlà một bệnh có tỷ lệ người mắc cao, những yếu tố thúc đẩy làm cho xuất hiện bệnh hoặc tái phát bệnh thường là do những sang chấn tâm lý trong cuộc sống như: tai nạn bất ngờ, mất mát người thân, đổ vỡ các mối quan hệ tình cảm hoặc làm ăn thua lỗ... Bệnh trầm cảm sẽ dẫn đến làm cho người bệnh mất khả năng về mặt xã hội của con người như: học tập, giao tiếp và công việc. Do vậy, việc điều trị bệnh phải tiến hành càng sớm càng tốt và phải được điều trị đúng bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Nếu được điều trị bệnh theo đúng phác đồ thì người bệnh có thể làm việc và học tập được bình thường.

Xem thêm:

  • Những bài thuốc Đông Y điều trị bệnh trầm cảm hiệu quả nhất
  • Trầm cảm sau sinh - Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng bệnh

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!