Bạn có biết, theo thống kê Việt Nam có khoảng 5 triệu người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia), có đến khoảng 20.000 người mắc bệnh thể nặng và số trẻ mới sinh mang gen bệnh là 2.000 trẻ. Vậy đối với những người mắc phải bệnh này thì nên có chế độ ăn như thế nào?
Các bệnh thường gặp: suy tim, gan
Theo các bác sĩ, tan máu bẩm sinh là bệnh lý di truyền do thiếu hụt tổng hợp chuỗi globin có trong huyết sắc tố của hồng cầu. Hồng cầu bệnh nhân không bền nên bị phá hủy sớm dẫn đến bệnh nhân bị thiếu máu và ứ sắt. Triệu chứng bệnh tan máu bẩm sinh thường hay gặp gồm có: luôn mệt mỏi, da niêm nhợt nhạt hoặc vàng da, vàng mắt, gan lách to, “vẻ mặt thalassemia” với đặc trưng: Trán vồ lên, mũi bị tẹt, răng bị hô, hoặc chậm lớn...
Xét nghiệm nhận biết bệnh tan máu bẩm sinh
Để nhận biết bệnh tan máu bẩm sinh cần làm các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm công thức máu
- Ferritin
- Sắt huyết thanh
- Điện di huyết sắc tố
- Xét nghiệm di truyền sinh học phân tử chẩn đoán đột biến gen.
Thường bệnh này có 3 thể gồm:
- Thể ẩn: bệnh nhân vẫn có sức khỏe bình thường, tuy nhiên thiếu máu nhẹ, và mang gen gây bệnh, thậm chí có thể di truyền.
- Thể nặng: Bệnh nhân bị thiếu máu và phụ thuộc truyền máu từ nhỏ, gây ảnh hưởng lên các cơ quan khác.
- Thể trung gian: Người bệnh thiếu máu nhẹ tới trung bình, xuất hiện thiếu máu ở độ tuổi từ 2-6 tuổi.
Khi bệnh nhân bị bệnh tan máu bẩm sinh ở thể ẩn hoặc bệnh nhẹ, không có biểu hiện triệu chứng thì bệnh nhân chỉ cần theo dõi định kỳ công thức máu mỗi năm hoặc khi cảm thấy mệt.
Với bệnh ở thể trung gian và thể nặng bệnh nhân cần truyền máu định kỳ. Bệnh tan máu bẩm sinh mãn tính, xảy ra nhiều biến chứng, nhưng có hai biến chứng quan trọng nhất đó là: Bệnh nhân bị quá tải, ứ sắt, loãng xương, gây ra tình trạng chậm phát triển.
Bệnh tan máu bẩm sinh gây nên tình trạng tán huyết, hồng cầu bị vỡ, sắt trong hồng cầu phóng thích vào trong máu, gây tăng nồng độ sắt, đồng thời cơ thể bị thiếu máu, tăng hấp thu sắt để tạo máu mới nên dẫn đến ứ sắt. Đặc biệt, khi bệnh nhân truyền máu nhiều ( cứ 450 ml máu chứa 250 mg sắt, gấp mấy trăm lần nhu cầu sắt của cơ thể con người ), thì ứ sắt ngày càng tăng, tích tụ ở tất cả các cơ quan trên cơ thể, đặc biệt là ở tim và gan, làm suy yếu chức năng của gan và tim. Vì thế với những bệnh nhân ở thể nặng, cuối đời bệnh nhân thường bị suy tim và gan.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng dễ bị loãng xương do cơ thể bị thiếu máu nên phải tăng sản xuất máu.
Người bị bệnh tan máu bẩm sinh nên ăn gì?
Vì những đặc điểm bệnh như trên, các chuyên gia khuyên người bệnh cần có chế độ ăn phù hợp. Đối với người bình thường, chế độ ăn cân đối trong một ngày nên là:
- Ít hơn 1 muỗng cà phê muối (<6g)
- Ít hơn 3 muỗng cà phê đường (<18g)
- Ít hơn 4 muỗng cà phê dầu mỡ (<20g)
- Chất đạm gồm: 50g thịt, 100g cá, 1 miếng đậu hủ, 1-2 ly sữa
- Trái cây gồm: 200g, rau củ: 300g
- Chất đường bột 300g.
Ngoài ra, bạn cần uống đủ 2 lít nước/ngày, phải chọn thực phẩm an toàn và tập thể dục khoảng 30 phút/ngày.
Cơ thể bệnh nhân tan máu bẩm sinh bị ứ sắt nên cần phải chọn thực phẩm ít chất sắt và có nhiều can-xi hơn.
Việc chọn thực phẩm cho bệnh nhân bị bệnh tan máu bẩm sinh được Lily & WeCare cung cấp cụ thể ở các nhóm như sau:
- Với nhóm đường bột, người bệnh có thể ăn theo sở thích. Tuy nhiên, cần hạn chế ăn các loại sản phẩm sấy khô do hàm lượng sắt có trong các sản phẩm sấy khô khá cao.
- Với nhóm đạm thực vật (gồm các loại đậu) bạn nên sử dụng sữa đậu nành vì đây là loại sữa rất tốt và bổ dưỡng với người bệnh thalassemia do hàm lượng sắt có trong sữa thấp và hàm lượng canxi cao nhất có trong các loại hạt, lượng protein có trong đậu nành cũng rất cao. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế ăn các loại đậu khác vì có hàm lượng sắt cao.
- Nhóm chất đạm - thịt: Bạn nên chọn ăn các loại thịt có ít chất sắt như: thịt heo, thịt gia cầm hoặc thịt dê... Bên cạnh đó, nên hạn chế ăn các loại thịt: Thịt bò, bò khô, gan lợn, tim lợn,...
- Nhóm chất đạm - thịt cá: Với những người bị bệnh tan máu bẩm sinh thì ăn cá rất tốt cho sức khỏe, vì cá chứa ít chất sắt hơn thịt. Một số loại cá có chứa hàm lượng canxi cao như cá trạch, cá nục hoặc cá hồi...
- Nhóm chất đạm - thủy sản: Bên cạnh đó, các loại cua đồng, tép đồng hoặc hến hay ốc... tuy nó không đắt tiền nhưng lại ít sắt và rất giàu canxi.
Lưu ý: Bạn nên hạn chế ăn các món thủy sản phơi khô và các loại sò.
Mang thai tháng thứ mấy thì có hiện tượng chuột rút ở mẹ bầu?
Điều trị bệnh nám da từ các bài thuốc dân gian
Tự chữa khỏi bệnh đau dạ dày hiệu quả bằng bài thuốc dễ kiếm
7 tác dụng của hoa chuối đối với bà bầu bạn không thể ngờ tới
7 mẹo dân gian trị ho cho trẻ ngay tức thì
- Nhóm chất đạm – trứng, sữa: Bạn nên ăn nhiều sữa chua, sữa tươi hoặc sữa đặc,....và hạn chế ăn lòng đỏ trứng
Người bị bệnhtan máu bẩm sinh nên chọn các nhóm rau củ, lưu ý hạn chế ăn rau củ phơi khô vì hàm lượng sắt cao. Các bác sĩ khuyên nên chọn ăn nhiều rau quả tươi và trái cây tươi ( đặc biệt hạn chế ăn trái cây sấy khô) vì có nhiều vitamin, đặc biệt vitamin C có tác dụng tăng hấp thu sắt.
Như vậy, Lily & WeCare vừa cung cấp cho bạn những nhóm thức ăn tốt cho người bị bệnh tan máu bẩm sinh. Bạn có thể tham khảo để tự chăm sóc cho bản thân hoặc cho người thân của mình. Hi vọng bài viết là những thông tin hữu ích cho bạn.
>>>Xem thêm:Nguyên nhân gây bệnh tan máu bẩm sinh
>>>Xem thêm:Những điều cần biết về biểu hiện và cách điều trị tan máu bẩm sinh
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!