Bí quyết không say bia, rượu ngày đầu năm mới 2018

Kiến Thức Y Học - 04/28/2024

Thời điểm đầu năm chính là thời khắc để người thân, bạn bè tụ họp. Chuyện phải uống rượu, bia là không thể tránh khỏi. Một số mẹo nho nhỏ mà Lily & WeCare gửi tới các bạn có lẽ sẽ giúp cho ngày đầu năm mới vẫn vui mà còn hạn chế tối đa việc say xỉn.

Thời điểm đầu năm chính là thời khắc để người thân, bạn bè tụ họp. Chuyện phải uống rượu, bia là không thể tránh khỏi. Một số mẹo nho nhỏ màLily & WeCare gửi tới các bạn có lẽ sẽ giúp cho ngày đầu năm mới vẫn vui mà còn hạn chế tối đa việc say xỉn.

Bí quyết không say bia, rượu ngày đầu năm mới 2018

Một vài thông tin cần biết về bia, rượu

Trong rượu bia chứa ethanol, có thể gây độc hại nếu sử dụng nhiều. Khi bệnh nhân bị ngộ độc ethanol có thể là cấp tính hoặc mãn tính, tùy thuộc vào số lượng rượu mà họ thường uống.

Trường hợp ngộ độc nhẹ, người bệnh có thể bị kích động, la hét, nói ngọng. Nặng hơn thì dẫn đến lơ mơ, hôn mê, khó thở, suy hô hấp... Nếu bệnh nhân uống phải những loại rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, chứa cồn công nghiệp gây độc cho cơ thể thì có thể dẫn đến ngộ độc rượu.

Bí quyết không say bia, rượu ngày đầu năm mới 2018

Hậu quả khi lạm dụng bia, rượu quá nhiều

Rượu bia có mặt tích cực như giúp mọi người thân mật, dễ dàng giao tiếp và kết bạn, giúp tạo dựng các mối quan hệ xã hội, nhưng nếu lạm dụng bia rượu sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Hậu quả có thể dẫn đến những rối loạn về thị giác như nhìn thấy mờ, nhìn một vật thành hai, hoặc không nhìn thấy, nặng hơn nạn nhân bị hôn mê, khó thở, suy hô hấp, tụt huyết áp dẫn đến tử vong. Bên cạnh đó, rượu bia còn gây ra viêm gan mãn tính dẫn đến xơ gan ở những người uống rượu bia nhiều hoặc lâu năm và làm giảm sức đề kháng của cơ thể.

Rượu bia còn gây rối loạn về tâm thần kinh như rối loạn lo âu, trầm cảm, hoang tưởng, tâm trạng dễ bị kích động, tai nạn giao thông...

Trong trường hợp bị ngộ độc rượu thì cần xử trí cho bệnh nhân nằm nghiêng để tránh tình trạng hít sặc gây ra suy hô hấp và viêm phổi về sau, cần giữ ấm cho bệnh nhân vì khi bị ngộ độc rượu sẽ hạ thân nhiệt, sau đó cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và chữa bệnh.

Cách uống bia, rượu an toàn cho sức khỏe

Để uống rượu bia không ảnh hưởng đến sức khỏe thì đối với nam giới chỉ uống dưới 2 đơn vị tương đương 2 chai bia hoặc 2 ly rượu vang mỗi ngày, đối với nữ giới chỉ nên uống dưới 1 đơn vị mỗi ngày. Tùy theo cơ địa từng người, người có nhiều men chuyển hóa ở gan sẽ chuyển hóa bia rượu tốt hơn, ít bị say hơn so với người có ít men chuyển hóa. Chính vì vậy, uống rượu bia cần điều độ, chừng mực trong khả năng của cơ thể, khi cảm thấy vừa sức thì nên dừng lại.

Bí quyết không say bia, rượu ngày đầu năm mới 2018

Bí quyết uống bia, rượu không say những ngày đầu năm mới

1. Trước khi uống bia, rượu

Để hạn chế ảnh hưởng của chất cồn, những thực phẩm nên ăn trước khi uống rượu bia để không bị say:

- Thực phẩm giàu chất béo: Việc tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều chất béo như phô mai hay bơ được đánh giá là cách an toàn. Vì chúng có thể hoạt động như một lớp bông thấm bên trong bao tử giúp hút hết chất cồn mà bạn sẽ nạp vào cơ thể khi dự tiệc. Lượng chất béo từ những thực phẩm này sẽ giúp cơ quan tiêu hóa hấp thu chất cồn chậm lại.

- Bánh mì nướng: Ăn một vài miếng bánh mì nướng trước khi uống các thứ có chất cồn cũng sẽ giúp bạn ngăn chặn được cơn say. Bởi lượng carbon trong bánh mì có tác dụng giúp hấp thu hết chất cồn.

- Uống sữa: Uống một ly sữa nóng trước khi bắt đầu tiêu thụ những loại đồ uống khác sẽ làm chậm quá trình hấp thu chất cồn của cơ thể. Điều này giúp cho hệ tiêu hóa “đối phó” với chất cồn hiệu quả hơn. Acetaldehyde là một chất độc có trong thành phần của cồn khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra các cơn say.

- Vitamin và chất chống ô xy hóa: Bổ sung các viên vitamin tổng hợp có chứa các chất chống ô xy trước khi uống rượu, bia cũng là một trong những biện pháp chống say hiệu quả.

2. Trong khi uống

- Uống chậm: Thưởng thức thật chậm các loại đồ uống có chứa chất cồn. Điều này giúp kéo dãn khoảng thời gian xâm nhập của chất cồn vào bên trong cơ thể.

- Uống thêm nước: Uống một cốc nước ép hoặc nước lọc xen giữa các lần uống rượu, bia sẽ làm giảm bớt nguy cơ bị say. Thông thường, các cơn say chỉ xuất hiện khi cơ thể thiếu nước. Việc bổ sung nước trong quá trình uống rượu sẽ giúp khắc phục phần nào sự tấn công của chất cồn.

- Chọn đồ uống có nồng độ cồn nhẹ: Cơn say sẽ đến nhanh nếu như bạn tiêu thụ loại đồ uống có nồng độ cồn quá cao như rượu đế.

- Tránh những ly cocktail hỗn hợp có chất caffeine: Đây được xem là một trong những điều quan trọng mà bạn nên ghi nhớ khi tham dự tiệc trong ngày Tết. Những món đồ uống ngọt ngào này sẽ khiến cơ thể mất nước nhiều hơn, đồng thời còn làm tăng cảm giác buồn nôn và váng đầu, khiến tình trạng say trở nên tệ hơn.

Bí quyết không say bia, rượu ngày đầu năm mới 2018

Một số cách để giải quyết cơn say hiệu quả

- Ngủ: Đây luôn là một trong những cách đơn giản nhất để chữa say. Uống một cốc nước ép, có thể đắp thêm một chiếc khăn mát lên trán trong trường hợp bạn bị nhức đầu, hạn chế các tiếng ồn, kéo rèm cửa lại và ngủ một giấc. Nếu thức giấc giữa chừng, có thể uống thêm một viên vitamin tổng hợp và đi ngủ trở lại.

- Uống nhiều nước: Hãy uống nước mỗi khi bạn thức giấc nhằm cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể bởi vì mất nước là một trong những nguyên nhân chính khiến bạn bị say. Do đó, cách tốt nhất để giảm bớt các triệu chứng khó chịu do cơn say mang lại là nên dùng những món ăn lỏng vào ngày hôm sau. Ngoài ra, bạn có thể uống thêm nước dừa tươi hoặc nước chanh để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

- Thay thế lượng muối đã mất: Tình trạng mất nước sau khi say do nôn ói có thể khiến bạn kiệt sức do cơ thể mất nhiều nước, muối và các khoáng chất. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng các gói dung dịch bổ sung muối vốn vẫn được dùng cho các trường hợp bị tiêu chảy cấp. Dung dịch nước muối này sẽ giúp bổ sung một lượng muối nhỏ cùng nhiều chất điện giải để bù nước kịp thời cho cơ thể.

- Uống cà phê: Cà phê có tác dụng làm dịu cảm giác mệt mỏi luôn đi kèm với các cơn say, đồng thời còn giúp bạn đỡ đau đầu hơn.

- Ăn trứng: Trứng là một lựa chọn hợp lý cho bữa ăn đầu tiên khi bạn đã tỉnh táo sau cơn say. Trong trứng có chứa chất cysteine giúp phá vỡ hàm lượng acetaldehyde (chất cồn) trong cơ thể.

- Những trái cây giàu kali: Chất cồn sẽ làm tiêu tan hết lượng kali bên trong cơ thể. Do đó, bạn nên ăn những loại trái cây giàu kali như chuối để bổ sung thêm kali và lượng muối đã mất. Các loại đồ uống thể thao cũng cung cấp khá nhiều kali. Ngoài ra, nên ăn những trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi vì chúng chứa nhiều chất chống ô-xy hóa, giúp bạn hồi phục nhanh chóng hơn sau cơn say.

Bí quyết không say bia, rượu ngày đầu năm mới 2018

Những điều cần tránh khi giải rượu, bia

Một trong những điều đặc biệt lưu ý là khi say rượu không nên uống nước chanh, uống thuốc giải rượu hay thuốc chống nôn.

Hầu hết mọi người đều lầm tưởng uống nước chanh hoặc đồ uống chua có thể giúp giải rượu nhanh hơn mà không biết loại đồ uống này có thể gây tổn thương dạ dày. Bởi nếu vẫn còn lượng rượu trong người thì khi kết hợp với đồ uống chua dễ gây nôn thêm, gây tổn thương dạ dày do có axit. Do vậy, thay vì uống nước chanh thì nên cho người say uống các đồ uống có đường, mật ong, muối, nước canh, sữa...

Tình trạng lạm dụng các loại thuốc giải rượu đang có xu hướng gia tăng. Trong khi thực tế chưa có nghiên cứu nào chứng minh được hiệu quả rõ ràng của thuốc giải rượu, kể cả dạng uống hay tiêm. Những loại thuốc này thường chỉ có tác dụng hỗ trợ phần nào với tác động chính là bù đắp muối, khoáng, vitamin. Không có chuyện cứ đang say dùng thuốc là tỉnh.

Bí quyết không say bia, rượu ngày đầu năm mới 2018

Khi say rượu cũng không nên uống các thuốc chống nôn, vì sẽ khiến chất độc giữ lại trong cơ thể, gan không thể lọc kịp, gây tổn hại nghiêm trọng, lâu ngày sẽ gây xơ gan, ung thư gan.

Không có ngưỡng uống rượu bia an toàn nào cả. Để tránh nguy hiểm, mọi người nên uống rượu ở mức vừa phải. Nên ăn no trước khi uống; uống từ từ kết hợp với sử dụng đồ ăn, xen kẽ với nước lọc; không dùng rượu bia không rõ nguồn gốc; không nên uống nhiều loại rượu cùng lúc. Khi thấy có biểu hiện đau đầu, chóng mặt... sau vài tiếng uống rượu, cần tới bệnh viện khám ngay.

Hy vọng với những thông tin mà Lily & WeCaređã cung cấp, bạn đọc đã có được những kiến thức hữu ích để phòng tránh và hạn chế được những hậu quả không mong muốn khi sử dụng bia, rượu vào những ngày đầu năm mới. Chúc bạn đọc luôn khỏe mạnh!

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!