Nôn trớ là một hiện tượng rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Nôn còn là hiện tượng thức ăn chứa đựng trong dạ dày ruột đẩy ra bên ngoài một cách tùy ý và không theo quá trình. Sự đẩy thức ăn này kết hợp với co bóp của cơ trơn dạ dày, ruột cùng với co hoành, và cơ vân ở thành bụng. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng hợp lí có thể cải thiện chứng nôn trớ cho trẻ.
Nôn và trớ về xét về mặt bản chất là khác nhau, cần phải phân biệt và biết được chính xác trẻ đang bị nôn hay trớ để có biện pháp khắc phục và xử trí đúng đắn hơn cho trẻ. Trớ là hiện tượng luồng thức ăn trào ngược đơn thuần ra bên ngoài sau khi ăn và không có sự co thắt của cơ vân mà căn nguyên đơn thuần thường do thực quản của trẻ.
1. Nguyên nhân thường gặp khi trẻ bị nôn trớ
Nôn trớ gặp ở trẻ có rất nhiều nguyên nhân, trong đó bao gồm cả nôn trớ sinh lý và nôn trớ bệnh lý ở trẻ. Nôn trớ sinh lý thường gặp là do dạ dày của trẻ dưới 1 tuổi vẫn đang dần dần đi vào hoàn thiện dạ dày,và lúc này dạ dày của trẻ đang hơi cao và nằm ngang nên thường dẫn đến nôn và trớ khi ăn quá no, thay đổi tư thế đột ngột khi nằm. Những nguyên nhân nôn trớ,các bà mẹ cần lưu ý như sau:
- Do sự nhiễm khuẩn nhiễm trùng: Viêm dạ dày, viêm họng, viêm amidam, viêm tai giữa, viêm phế quản, ho gà và đặc biệt là nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ.
- Bệnh thường gặp ở đường ruột của trẻ như: Teo tá tràng, teo ruột, teo đại tràng, liệt ruột, xoắn ruột và lồng ruột.
- Tâm lý và chế độ ăn uống của trẻ: Một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ nôn trớ đó chính là do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý và cho trẻ ăn quá no.
- Một số các bà mẹ lựa chọn một số sữa không phù hợp với trẻ, có thể làm trẻ bị dị ứng, khó tiêu, không hấp thu và dẫn đến nôn trớ. Trẻ dị ứng với protein của sữa động vật, hay không dung nạp đường lactose cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ nôn trớ.
- Cho trẻ bú quá no, số lần bú quá dày trong ngày. Mẹ nên biết rằng, dung tích dạ dày của bé sơ sinh chỉ khoảng 30-35ml, trẻ 3 tháng 100ml, 1 tuổi khoảng 250-300ml. Vì dạ dày của trẻ còn nhỏ, nếu bú quá no sẽ làm trẻ dễ bị nôn trớ ra bên ngoài cơ thể.
- Chế biến thức ăn không phù hợp với khẩu vị của trẻ nhỏ.
- Tâm lý của cha mẹ luôn muốn con ăn nhiều và thường ép trẻ ăn quá no. Trong những trường hợp này thì trẻ sẽ rất dễ bị nôn trớ.
2. Cách xử trí khi trẻ bị nôn trớ
Khi thấy trẻ có dấu hiện buồn nôn, hãy đặt trẻ đầu thấp và nghiêng sang một bên để dịch nôn dễ được đẩy ra ngoài. Tư thế này sẽ hạn chế hiện tượng chất nôn không trào ngược vào đường hô hấp, tránh tình trạng sặc gây ngừng thở của trẻ nhỏ.
Nếu như trẻ bị nôn nên mũi, bạn cần phải hút sạch dịch nôn bằng miệng hoặc có thể sử dụng một số dụng cụ y tế hỗ trợ. Sau đó, bạn nên vệ sinh bằng nước muối sinh lý. Lưu ý, iệc làm này rất sức quan trọng và cần tỉ mỉ. Trẻ thường hay bị khò khè và viêm đường hô hấp do nôn trớ lên mũi mà các bà mẹ lại không biết cách xử trí.
3. Chế độ dinh dưỡng và biện pháp phòng tránh cho trẻ đang bị nôn trớ
- Đối với những trẻ đang bú mẹ: Cần phải chia thành nhiều bữa bú, mỗi lần cho bé bú phải phù hợp với dung tích dạ dày của trẻ, không được để trẻ bú quá no. Sau khi cho trẻ bú no, bạn nên giúp bé ợ hơi và đặt bé nằm cao đầu.
- Đối với những trẻ đang ăn dặm: Các bà mẹ cần phải lựa chọn thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và ít chất xơ như lòng đỏ trứng gà, giá đỗ, rau chân vịt, rau mùng tơi. Nên lựa chọn các loại sữa không có chứa các thành phần đường lactose cho những trẻ không dung nạp được đường lactose.
Những biến chứng nguy hiểm khi bị viêm amidan
Cách điều trị nôn trớ ở bé 5 tuổi mẹ nên biết
Viêm Amidan nên ăn những loại hoa quả gì?
2 mẹo điều trị ngứa vùng kín ngay tại nhà mà không cần dùng thuốc
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ một tuổi và những điều cha mẹ cần biết
Tuyệt đối không sử dụng các loại thực phẩm giàu lipid, chất béo và dầu mỡ như đồ ăn chiên, rán, hay các loại hải sản như tôm, mực, cua; các loại rau củ có chứa nhiều chất xơ như bí, măng tươi và măng khô; các chất uống kích thích, có gas sẽ khiến trẻ khó hấp thu. Bạn nên chế biến thức ăn đặc hơn và nên cho bé ăn bằng thìa.
Nôn trớ là một hiện tượng rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Vì vậy, nếu như nôn trớ không được xử trí và khắc phục kịp thời mà để nôn trớ kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ do thiếu chất. Cho nên, để xử trí nôn, các bà mẹ phải tìm hiểu được nguyên nhân tại sao trẻ bị nôn. Nếu như nguyên nhân có liên quan đến các bệnh lý, thì cần phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Tại đây, các bà mẹ chỉ có thể khắc phục được những nguyên nhân do chế độ ăn và tâm lý.
Hy vọng những thông tin về chế độ dinh dưỡng hợp lí có thể cải thiện chứng nôn trớ cho trẻ của Lily & WeCarecung cấp trên phần nào sẽ giúp cho các bà mẹ đang có con nhỏ mắc tình trạng nôn trớ có thể hạn chế được vấn đề này.
Xem thêm:
- Cách khắc phục chứng nôn trớ ở trẻ sơ sinh
- Mẹo điều trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh: Cha mẹ nên biết!
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!