Chỉ số huyết áp 140/90 có cao không?

Xét Nghiệm - 11/24/2024

Huyết áp như thế nào thì được gọi là cao, huyết áp cao nguy hiểm như thế nào? Huyết áp 140/90 có được gọi là cao hay không? Sau đây, Lily & WeCare sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề huyết áp cao có chỉ số như thế nào?

Huyết áp như thế nào thì được gọi là cao, huyết áp cao nguy hiểm như thế nào? Huyết áp 140/90 có được gọi là cao hay không? Sau đây, Lily & WeCare sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề huyết áp cao có chỉ số như thế nào?

Huyết áp cao là gì?

Huyết áp cao, hay còn được gọi là tăng huyết áp, là một tình trạng áp lực máu đẩy vào thành động mạch khi tim bơm máu quá cao. Nếu áp lực này tăng lên cao theo thời gian, nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác.

Một số loại cao huyết áp chính bao gồm:

- Cao huyết áp vô căn (EHT), hay còn gọi là cao huyết áp tự phát hoặc cao huyết áp cần thiết;

- Tăng huyết áp thứ cấp;

- Cao tăng huyết áp tâm thu;

- Tiền sản giật, hay được gọi là cao huyết áp trong thai kỳ.

Chỉ số huyết áp 140/90 có cao không?

Huyết áp cao nguy hiểm như thế nào?

Nếu như huyết áp cao là bệnh thuờng gặp và gia tăng theo tuổi, là nguyên nhân gây tử vong và di chứng thần kinh nặng nề như liệt nửa người, hôn mê với đời sống thực vật, đồng thời có thể thúc đẩy suy tim, thiếu máu cơ tim làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống (không cảm thấy khoẻ khoắn, mất khả năng lao động) và gia tăng khả năng tử vong. Huyết áp cao còn là một trong những yếu tố nguy cơ của đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim và phình động mạch, ngoài ra nó còn là nguyên nhân gây ra suy thận mãn và biến chứng ở mắt. Tăng áp lực máu động mạch sẽ dẫn tới giảm tuổi thọ trung bình.

Nếu không được điều trị kịp thời, huyết áp cao có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe:

- Thứ nhất biến chứng tức thời: Có thể nguy hiểm đến tính mạng, gồm tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim cấp, bóc tách động mạch chủ, phù phổi cấp, suy thận cấp.

- Thứ hai biến chứng lâu dài: loại biến chứng này xảy ra nếu bệnh nhân sau một thời gian dài tăng huyết áp mà không được chẩn đoán và điều trị đúng. Biến chứng gồm: Rối loạn tiền đình, bệnh lý mắt, tim to, suy tim, đau thắt ngực do thiếu máu cục bộ cơ tim, suy thận mạn, đau cách hồi.

Vậy huyết áp 140/90 có được coi là cao hay không?

Thông thường huyết áp bình thường sẽ là 120/80mmHg còn nếu khi huyết áp tâm thu và huyết áp tâm tương trên 140/90 là huyết áp cao. Chỉ số huyết áp được coi là nguy hiểm ở mức báo động là huyết áp tâm thu trên 160mmHg và huyết áp tâm trương 100mmHg. Do đó nếu bạn đo huyết áp 140/90 đang ở ngưỡng có thể cho vào là huyết áp cao, do đó nếu bạn thấy chỉ số huyết áp của mình ở mức này thì hãy đi khám để được bác sĩ kiểm tra lại và đưa ra hướng điều trị.

Huyết áp tăng cao rất dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm: đau đầu, hoa mắt. chóng mặt, xơ vữa động mác dễ dẫn đến tai biến mạch máu não, suy thận,... và nặng nhất là tử vong. Khi bạn bị huyết áp cao hay bạn đang ở mức 140/90 thì bạn nên ăn nhạt, thể dục vừa sức, không sử dụng rượu bia, thuốc lá,...

Chỉ số huyết áp 140/90 có cao không?

Những dấu hiệu và triệu chứng của cao huyết áp (tăng huyết áp) là gì?

Huyết áp có thể tăng lên mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Đó là lý do tại sao cao huyết áp được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”. Hiếm khi, đau đầu có thể xảy ra.

Bạn có thể mắc bệnh cao huyết áp và không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào cho đến khi bạn gặp một cơn đột quỵ hoặc đau tim.

Những phương pháp nào dùng để điều trị cao huyết áp (tăng huyết áp)?

Mục tiêu điều trị thường là để giữ cho huyết áp của bạn dưới 140/90 mmHg. Nếu bạn có bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận mãn tính, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị nghiêm ngặt để giữ cho huyết áp của bạn dưới 130/80 mmHg.

Thay đổi lối sống

Điều trị cao huyết áp bao gồm việc thay đổi lối sống và sử dụng thuốc. Nếu bệnh cao huyết áp của bạn không phải là nghiêm trọng, bạn nên thay đổi lối sống nhằm kiểm soát mức huyết áp tốt hơn.

Khi huyết áp của bạn dưới mức kiểm soát, bạn vẫn sẽ cần điều trị. “Dưới mức kiểm soát” có nghĩa là chỉ số huyết áp của bạn là ở mức bình thường. Bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên kiểm tra huyết áp thường xuyên. Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn biết bao lâu thì nên kiểm tra huyết áp.

Làm xét nghiệm chẩn đoán tăng huyết áp ở đâu tốt?

Xét nghiệm tại nhà Xander - Địa chỉ vàng về dịch vụ xét nghiệm

Tuổi càng cao, tỉ lệ mắc bệnh cao huyết áp càng lớn, đặc biệt là ở những người béo phì, lười vận động. Vì vậy, làm các xét nghiệm chẩn đoán cao huyết áp để phát hiện bệnh càng sớm càng tốt, từ đó bác sĩ có thể đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp.

Chỉ số huyết áp 140/90 có cao không?

Hiện nay nhiều người vẫn e ngại đi xét nghiệm do nhiều nguyên nhân như:

  • Mệt mỏi khi phải xếp hàng lấy số quá lâu ở bệnh viện?
  • Không được tư vấn kĩ càng do bệnh viện luôn ở tình trạng quá tải?
  • Rất dễ lây nhiễm vi khuẩn, virus từ các bệnh nhân khác?
  • Có thể phải làm các xét nghiệm không cần thiết, xét nghiệm thừa?

Vì vậy, Xander cung cấp Gói xét nghiệm tổng quát tại nhà đáp ứng nhu cầu của khách hàng, bao gồm các xét nghiệm quan trọng để chẩn đoán cao huyết áp như: các xét nghiệm về máu, xét nghiệm acid uric máu, xét nghiệm nước tiểu. Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch. Và Xander tuyệt đối không có phụ phí, ẩn phí; chỉ tính phí dịch vụ xét nghiệm tại nhà.

  • Giá gói xét nghiệm tổng quát của Xander đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 937,000 đồng
  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu

Đia chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại:(024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Bị cao huyết áp phải làm sao?
  • Cao huyết áp ở tuổi thanh niên

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!