Chứng rụng tóc xảy ra do những nguyên nhân nào?

Sơ cứu & Phòng ngừa - 05/01/2024

Việc hiểu biết về chứng rụng tóc rất quan trọng trong việc phòng ngừa và tìm hướng giải quyết để đem mái tóc khỏe mạnh cũng như sự tự tin quay trở lại.

Ngày nay, chứng rụng tóc ở cả nam và nữ ngày càng phổ biến hơn. Việc hiểu biết về chứng rụng tóc rất quan trọng trong việc phòng ngừa và tìm hướng giải quyết để đem mái tóc khỏe mạnh cũng như sự tự tin quay trở lại.

Hầu như ai cũng phải “trải nghiệm” chứng rụng tóc ít nhất một lần trong đời. Có thể bạn sẽ cảm thấy hoang mang vì không hiểu mình đang bị bệnh gì, có nguy hiểm không? Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ giúp bạn tìm hiểu thực hư chứng rụng tóc là gì và nguyên nhân dẫn đến rụng tóc.

Sự thực chúng ta nên biết về chứng rụng tóc

  • Chứng rụng tóc rất phổ biến và ảnh hưởng đến hầu hết mọi người tại một thời điểm nhất định trong cuộc sống;
  • Chứng rụng tóc do thân tóc bị gãy khác với rụng tóc do giảm khả năng mọc tóc;
  • Rụng tóc liên quan đến hormone androgenetic xuất hiện ở nam và nữ nhưng nặng hơn ở nam giới;
  • Các bệnh về tuyến giáp trạng, bệnh thiếu máu, thiếu hụt protein, hóa học trị liệu và có hàm lượng vitamin thấp cũng có thể dẫn đến chứng rụng tóc;
  • Rụng tóc thành đám là một loại rụng tóc do nang tóc bị phá hoại miễn dịch ở những vùng da nhất định gây ra;
  • Những dược phẩm giúp tóc mọc lại thường chứa minoxidil (thuốc Rogaine) và finasteride (thuốc Propecia);
  • Phương pháp phòng tránh rụng tóc bao gồm vệ sinh tóc sạch sẽ, gội đầu thường xuyên và có chế độ dinh dưỡng tốt cho tóc;
  • Kiểm tra sức khỏe y khoa dành cho rụng tóc bao gồm xét nghiệm máu như là xét nghiệm máu toàn bộ (viết tắt là CBC), hàm lượng sắt, vitamin B, xét nghiệm chức năng tuyến giáp (TFT) và sinh thiết của da đầu.

Đâu là nguyên nhân và yếu tố rủi ro của việc rụng tóc?

♦ Thuật ngữ y khoa định nghĩa chứng hói đầu là alopecia (rụng tóc). Hầu hết chứng hói đầu không liên quan đến những căn bệnh nội khoa hoặc bệnh toàn thân hay chế độ ăn uống thiếu chất. Tóc thưa đi có thể chỉ đơn giản do các nhân tố di truyền (gen) và quá trình lão hóa toàn diện.

♦ Nhiều nam giới và nữ giới có thể nhận ra tóc thưa hơn từ những năm họ 30 hay 40 tuổi. Những thăng trầm của cuộc sống, như là bệnh tật, chấn thương tâm lý, thiếu hụt protein (trong quá trình ăn kiêng nghiêm ngặt), dậy thì và giai đoạn mãn kinh cũng có thể gây rụng tóc.

♦ Tình trạng sức khỏe, bao gồm bệnh tuyến giáp trạng và bệnh thiếu sắt cũng có thể gây hói đầu. Dù người bị chứng rụng tóc sẽ có những xét nghiệm máu tuyến giáp và những kiểm tra ở phòng thí nghiệm, bao gồm xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), nhưng việc loại trừ những nguyên nhân rụng tóc cũng quan trọng không kém.

♦ Tâm lý không ổn định, lo lắng, căng thẳng cũng khiến tình trạng rụng tóc của bạn diễn ra nhanh hơn. Bạn nên thư giãn tinh thần, tìm kiếm niềm vui nhỏ trong cuộc sống của mình để giảm bớt stress. Ngoài ra, một chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý cũng sẽ làm chậm chứng rụng tóc của bạn lại. Vì vậy, bạn hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn khoa học và tốt cho sức khỏe.

Cách chữa trị rụng tóc

♦ Dùng thực phẩm tốt cho tóc như lòng đỏ trứng, khoai lang, cá hồi, hạt hướng dương, rau xanh đậm, hàu, quả bơ, trà xanh, sô-cô-la và hạnh nhân.

♦ Sinh hoạt và làm đẹp: Hạn chế chải tóc quá nhiều lần mỗi ngày cũng như nhuộm, duỗi, uốn tóc, chải đầu quá mạnh, sấy tóc và ép tóc.

♦ Điều trị: Nếu tình trạng rụng tóc nặng, bạn cần điều trị sớm tại các khoa da liễu.

Chứng rụng tóc xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhìn chung, tình trạng này rất phổ biến và không gây ra nhiều tác hại xấu vậy nên bạn không cần quá lo lắng.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Dầu mè trị rụng tóc và giúp tóc đen bóng, không bị bạc!
  • 12 bí quyết để có mái tóc dài suôn mượt (P1)
  • Tình trạng rụng tóc do biến chứng bệnh tiểu đường

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!