Trong thời điểm dịch sốt xuất huyết (SXH) đang bùng phát mạnh, không chỉ nhà ở, khu dân cư mà ngay tại nhiều văn phòng cơ quan, công sở cũng có mật độ muỗi khá dày đặc, tiềm ẩn nguy cơ trở thành những ổ dịch SXH.
Thực tế từ đầu vụ dịch SXH ở Hà Nội đến nay, có không ít bệnh nhân là nhân viên, cán bộ văn phòng bị muỗi đốt truyền bệnh SXH phải nhập viện điều trị. Thậm chí, có cơ quan chỉ trong 1 tuần, có gần chục người xin nghỉ vì mắc SXH.
Ngày 16-8, các đội phun hóa chất diệt muỗi của Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP) TP Hà Nội và TTYT các quận/ huyện tiếp tục tổ chức phun hóa chất diệt muỗi diện rộng tại 57 điểm trong diện có nguy cơ nảy sinh ổ dịch SXH.
Cán bộ y tế phun hóa chất diệt muỗi ở một văn phòng cơ quan trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Tại quận Hoàn Kiếm, sáng 16-8, các đội y tế đã phun hóa chất tại khu vực phường Hàng Bồ, ngõ 305 Phúc Tân, một số cơ quan trên đường Điện Biên Phủ và phường Cửa Nam. Một cán bộ đội phun hóa chất diệt muỗi ở quận Hoàn Kiếm chia sẻ, trong tuần qua, ngoài các điểm có ca bệnh, các khu vực công cộng, khu dân cư có mật độ muỗi trú ngụ cao, lực lượng y tế cũng đã phun hóa chất diệt muỗi tại nhiều trường học, một số trụ sở cơ quan đơn vị, công sở trên địa bàn. Nhiều công ty, cơ quan dù văn phòng nhìn rất khang trang, sạch sẽ nhưng vẫn có mật độ muỗi khá lớn và các ổ bọ gậy. Nhiều cơ quan có nhân viên xin nghỉ vì mắc SXH.
Theo các cán bộ y tế, nhiều văn phòng cơ quan rất khang trang, sạch sẽ nhưng vẫn có muỗi truyền SXH vì vẫn có các ổ bọ gậy, loăng quăng không được xử lý, nhất là ở những bể cá, hòn non bộ lộ thiên, chậu cây cảnh chứa nước... Do đặc tính muỗi SXH thích sinh sôi ở các vật dụng chứa nước sạch không được che đậy kín nên những khu vực kể trên chính là môi trường thuận lợi cho các ổ bọ gậy, loăng quăng phát triển thành muỗi truyền bệnh nếu không được xử lý. Ngay trong phòng làm việc, nhiều nhân viên văn phòng có sở thích cắm hoa trong các lọ thủy tinh chứa nước, trồng các cây xanh để bàn, nhất là cây dây leo có rễ... và nếu không thường xuyên thay nước, vệ sinh bình thường xuyên thì đây cũng có thể là ổ bọ gậy.
Thậm chí có một chi tiết ít người để ý là ngay cả những khay nước thải tủ lạnh, nước thải của điều hòa... cũng có thể chứa bọ gậy. Ngoài ra, muỗi truyền bệnh SXH thích cư trú ở các xó tối như các mắc quần áo trong phòng, khoảng trống sau tủ lạnh... Loài muỗi này lại thường hoạt động mạnh vào ban ngày và chiều tối, nhất là thời điểm đầu giờ sáng nên nếu chủ quan, không diệt bọ gậy, không diệt muỗi thì ngay chính các công sở cũng có thể trở thành một ổ dịch SXH.
Có thể dùng bình xịt mini diệt muỗi
Ông Hà Tấn Dũng, Trưởng khoa Sốt rét, Ký sinh trùng và Côn trùng - TTYTDP Hà Nội cho biết, trong đợt phun hóa chất diệt muỗi lần này, ngành y tế sẽ chú trọng đến các khu vực trọng điểm như bệnh viện, chợ, trường học, các bãi đất kẹt. Với các công sở, văn phòng các cơ quan đơn vị, nếu nằm trong các khu vực trọng điểm dịch và khi thấy cần thiết cũng sẽ được tổ chức phun hóa chất miễn phí để phòng dịch SXH.
Tại những cơ quan đơn vị, văn phòng các công sở chưa được phun hóa chất, nếu thấy có muỗi, cơ quan đó có thể tự mua các bình xịt muỗi, bình phun thuốc muỗi mini để phun diệt muỗi. Song việc phun này phải tuân thủ đúng hướng dẫn chuyên môn, đúng kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả và tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người. Đặc biệt, chỉ nên mua và sử dụng những sản phẩm thuốc diệt muỗi đã được Bộ Y tế cho phép lưu hành. Sau khi phun hóa chất diệt muỗi, cần cách ly khỏi khu vực phun tối thiểu 1h, nếu khu vực phun là các phòng làm việc, phòng kín thì cần cách ly lâu hơn để đảm bảo sức khỏe.
Theo ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc TTYTDP Hà Nội, phòng bệnh SXH ở nơi công sở hay nơi ở không có gì khác biệt, quan trọng nhất là ý thức phòng bệnh của người dân thể hiện qua việc chủ động diệt bọ gậy, loăng quăng, diệt muỗi. Chỉ cần một biện pháp đơn giản là mỗi tuần dành 15-20 phút tự kiểm tra nơi mình ở, làm việc xem có ổ loăng quăng, bọ gậy, hoặc có chỗ đọng nước nào có khả năng để phát sinh muỗi và loăng quăng không để xử lý ngay. Mỗi người đều thực hiện như vậy, cả cộng đồng cùng làm, chắc chắn sẽ giảm được dịch SXH.
Xét nghiệm sốt xuất huyết tại Xander
Để không phải xếp hàng chờ đợi, tránh lây nhiễm bệnh khi đến viện do dịch bệnh bùng phát, Xét nghiệm tại nhà Xander đã cho ra đời Gói xét nghiệm sốt xuất huyết với những ưu điểm:
Minh bạch tuyệt đối
Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch, không ẩn phí, phụ thu.
Chuyên môn hàng đầu
100% mẫu được xử lí tại phòng lab của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương - địa chỉ uy tín hàng đầu cả nước trong phát hiện, điều trị bệnh truyền nhiễm.
Dịch vụ tiện lợi
- Tiết kiệm tới 50% thời gian lấy mẫu và trả kết quả;
- Khách hàng được quyết định thời gian và địa điểm từ khâu lấy mẫu đến khâu trả kết quả;
- Kết quả của bệnh viện trung ương tuyến đầu, được sử dụng liên thông ở tất cả viện công trên cả nước;
- Tư vấn mọi vấn đề sức khỏe và biện luận kết quả kịp thời, chu đáo với đội ngũ bác sĩ chuyên môn;
- Bảo mật thông tin khách hàng và bệnh án qua số điện thoại cá nhân cùng mã code riêng biệt.
Cách tính tổng giá xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu.
* Giá gói xét nghiệm sốt xuất huyết được cập nhật ở cuối bài viết
Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (024) 73049779 / 0984.999.501
Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- 12 quận huyện Hà Nội báo động đỏ sốt xuất huyết
- Đi chăm bệnh nhân, người nhà: Nguy cơ mắc sốt xuất huyết rất cao
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!