Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm ở người lớn

Tủ Thuốc Gia Đình - 04/27/2024

Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm ở người lớn có nguy hiểm không? Cách điều trị đổ mồ hôi trộm ở người lớn như thế nào? Những băn khoăn đó sẽ được Lily & WeCare giải đáp qua bài viết dưới đây.

Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm ở người lớn có nguy hiểm không? Cách điều trị đổ mồ hôi trộm ở người lớn như thế nào? Những băn khoăn đó sẽ được Lily & WeCare giải đáp qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân dẫn tới đổ mồ hôi trộm vào ban đêm ở người lớn

Thời kỳ mãn kinh

Phụ nữ khi tới thời điểm mãn kinh thường bị đổ mồ hôi trộm. Đây là nguyên nhân phổ biến của mồ hôi đêm ở phụ nữ lớn tuổi.

Đổ mồ hôi trộm do hội chứng tăng tiết mồ hôi

Đây là một biểu hiện của bệnh rối loạn thần kinh thực vật, một dạng bệnh mãn tính khiến cơ thể ra quá nhiều mồ hôi mà không rõ nguyên nhân. Đối với bệnh này, mồ hôi có thể ra cả ban ngày và ban đêm.

Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm ở người lớn

Nhiễm trùng

Bạn có thể bị nhiễm trùng và đổ mồ hôi là ban đêm. Một số bệnh như : lao, lao phổi, bệnh nhiễm khuẩn như viêm nội tâm mạc, viêm tủy xương (viêm xương), áp-xe... có thể dẫn tới đổ mồ hôi vào ban đêm ở người lớn.

Một số bệnh loại bệnh ngoài dấu hiệu đổ mồ hôi ban đêm còn có dấu hiệu khác như sốt về chiều, kém ăn, sút cân như các bệnh lao phổi, nhiễm khuẩn, áp xe...

Bệnh ung thư

Đổ mồ hôi đêm ở người lớn là một triệu chứng sớm của một số bệnh ung thư. Một loại bệnh ung thư khiến người bệnh đổ mồ hôi trộm đó là ung thư máu thể lymphoma.

Đổ mồ hôi do dùng thuốc

Theo nghiên cứu có từ 8-22% người dùng thuốc chống trầm cảm bị đổ mồ hôi đêm bởi các loại thuốc này làm thay đổi nồng độ các dẫn truyền thần kinh tới não

Các chất như nicotine, caffeine cũng tác động tới não làm tăng tiết mồ hôi vào ban đêm.

Hạ đường huyết

Khi đường huyết thấp trong cơ thể có thể gây đổ mồ hôi, khi lượng đường dưới 70mg/dL khiến không đủ glucose trong máu. Đặc biệt ở những người đang sử dụng insulin hoặc các thuốc tiểu đường như clorpropamid, tolbutamid, glibenclamid, glipizid, glicazid, glimepirid...

Đổ mồ hôi do rối loạn nội tiết tố

Đổ mồ hôi hoặc đỏ bừng mặt có thể xuất hiện khi người bệnh bị một số rối loạn hormone, bao gồm ung thư nang thượng thận (pheochromocytoma), hội chứng carcinoid – một loại khối u của tuyến nội tiết thần kinh, và cường giáp trạng.

Do thần kinh

Sau chấn thương, đột quỵ, các bệnh thần kinh, bệnh rỗng tủy sống,...đều có thể dẫn tới chứng đổ mồ hôi.

Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm ở người lớn

Đổ mồ hôi trộm ở người lớn có nguy hiểm không?

Những nguyên nhân dẫn tới đổ mồ hôi trộm ở người lớn trên cho ta thấy rằng đổ mồ hôi trộm ở người lớn là bình thường nhưng nếu xảy ra thường xuyên rất có thể là hiện tượng cảnh báo cơ thể bạn đang mắc phải một số bệnh. Vì vậy, nếu ra mồ hôi trộm nhiều thì bạn nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể.

Cách khắc phục đổ mồ hôi trộm ở người lớn

Chạy bộ, chơi bóng bàn, chơi cầu lông... để điều chỉnh hài hòa hệ thần kinh thực vật trong cơ thể, khiến việc mồ hôi cân bằng hơn.

Ngủ đúng giờ, đủ giấc

Tạo tâm lý, không khí thoải mái, không áp lực...

Nên lau chùi, vệ sinh vùng mồ hôi hay ra như tay, chân, gáy...

Những thực phẩm tốt cho người ra mồ hôi trộm

Cây xô thơm

Cây xô thơm giúp chữa mồ hôi trộm ở người lớn khá hiệu quả. Nó còn được dùng để khử mùi, trị các vấn đề khó tiêu, tiêu chảy ở trẻ em.

Cách dùng:

2 thìa nhỏ xô thơm sấy khô cho vào 1 cốc nước nóng

Để sôi 12,15 phút sau đó lọc lấy nước uống

Uống trà hàng ngày để giảm tình trạng ra mồ hôi trộm

Lá sầu đâu

Lá sầu đâu giúp tiết giảm mồ hôi, nó được sử dụng nhiều trong bài thuốc chữa ra mồ hôi trộm của dân gian.

Cách dùng:

Trộn 5,8 giọt sầu đâu vào một cốc nước ấm. Sau đó uống hàng ngày trước khi ngủ.

Hoặc lấy lá sầu đâu, đun với nước trong vòng 10-15 phút, dùng nước để tắm thường xuyên.

Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm ở người lớn

Cây anh thảo

Cây anh thảo giúp hạn chế tình trạng nóng bừng người, giảm ra mồ hôi trộm ở người lớn hiệu quả.

Cách dùng: dùng viên con nhộng 50mg GLA chứa dầu anh thảo, sử dụng 2 liều 1 ngày trong vòng vài tháng.

Giấm táo

Hòa tan 2 muỗng giấm táo với 1 cốc nước và uống hàng ngày.

Sản phẩm từ đậu nành

Dùng đậu nành làm giảm ra mồ hôi trộm. Bạn uống hoặc ăn những món liên quan tới đậu nành mỗi ngày. Ví dụ như sữa đậu nành, canh đậu phụ,...

Hạt lanh

Hạt lanh là phương thuốc chữa ra mồ hôi trộm hiệu quả. Nó chứa lượng lớn phytoestrogen, chủ yếu là lignan, chất giúp giảm mồ hôi trộm.

Bạn ăn 40gms hạt lanh xay nhuyễn mỗi ngày. Hoặc có thể thêm hạt lanh vào đồ uống, yến mạch, sữa.

Chanh

Chanh, quýt giúp làm mát cơ thể, hữu hiệu cho việc chữa ra mồ hôi trộm.

Bạn trộn nước ép của 1 quả chanh với 1 cốc nước, khuấy đều rồi uống. Bạn nên uống 2,3 lần/ ngày để hạn chế ra mồ hôi trộm.

Ngoài ra, người ra mồ hôi trộm có thể ăn những thực phẩm như

Cháo gốc hẹ

Cháo cá quả

Cháo trai

Nước đậu đen

Uống trà

Trái cây

Canh rau ngót

Nước mộc nhĩ

Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm ở người lớn

Những thực phẩm cần tránh khi ra mồ hôi trộm ở người lớn

Khi bị ra mồ hôi trộm, bạn nên tránh những loại thực phẩm dưới đây:

Tỏi

Hành tây

Caffeine

Thực phẩm cay

Rượu

Ra mồ hôi trộm là một hiện tượng bình thường ở người lớn, trẻ nhỏ. Nhiều người lớn bị ra mồ hôi trộm cả ban ngày làm họ tự ti, ảnh hưởng tới công việc. Hãy điều trị ra mồ hôi trộm bằng những phương pháp thảo dược từ thiên nhiên, hoặc tới cơ sở y tế để điều trị sớm nhất.

Xem thêm:

  • Trẻ ngủ giật mình kèm đổ mồ hôi trộm và rụng tóc là dấu hiệu bệnh gì?
  • Cách điều trị ra mồ hôi tay nhanh và đơn giản

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!