Insulin tăng khi nào?

Xét Nghiệm - 05/09/2024

Insulin là thuật ngữ chuyên môn nói về một chất đạm (protein) duy nhất trong cơ thể có tác dụng làm giảm đường huyết (ĐH). Vậy khi nào thì Insulin tăng, dưới đây Lily & WeCare sẽ cùng các bạn tìm hiểu về vấn đề này.

Insulin là thuật ngữ chuyên môn nói về một chất đạm (protein) duy nhất trong cơ thể có tác dụng làm giảm đường huyết (ĐH). Vậy khi nào thì Insulin tăng, dưới đây Lily & WeCare sẽ cùng các bạn tìm hiểu về vấn đề này.

Insulin là gì?

Insulin là thuật ngữ chuyên môn nói về một chất đạm (protein) duy nhất trong cơ thể có tác dụng làm giảm đường huyết (ĐH). Nó được tuyến tụy tiết ra liên tục 24h mỗi ngày, số lượng tùy thuộc vào lượng đường do gan cung cấp và được tiết ra từng lúc theo yêu cầu của cơ thể, phụ thuộc vào lượng thực phẩm con người ăn vào.

Xét nghiệm insulin được sử dụng như thế nào?

Insulin có thể được sử dụng, cùng với xét nghiệm glucose và peptide - C, để giúp chẩn đoán insulinomas và để giúp chẩn đoán nguyên nhân của hạ đường huyết cấp tính hoặc mãn tính. Mức insulin và peptide-C cũng có thể được dùng để theo dõi số lượng insulin nội sinh được sản xuất bởicác tế bào beta, để kiểm tra kháng insulin, và để giúp xác định khi mắc bệnh tiểu đường loại 2 có thểcần phải bắt đầu dùng insulin phụ thêm vào thuốc uống.

Mức độ insulin đôi khi được sử dụng kết hợp với các thử nghiệm dung nạp glucose (GTT). Trong tình huống này, đường huyết và mức insulin được đo tại các khoảng thời gian định trước để đánh giá kháng insulin, đặc biệt là ở những người béo phì.

Insulin tăng khi nào?

Khi nào insulin tăng?

Insulin tăng khi có các nguyên nhân sau:

- Bệnh to đầu chi.

- Hội chứng Cushing.

- Không dung nạp với fructose.

- Không dung nạp với galactose.

- Tình trạng cường insulin (hyperinsulinism).

- Hạ glucose máu do dùng sulfonylurea (Sulfonylurea - induced hypoglycemia).

- Tiêm insulin ngoại sinh.

- Khối u tiết Insulin (insulinoma).

- Bệnh gan.

- Đái tháo đường tuyp 2.

- Béo phì.

- Tổn thương tế bào đảo tụy.

Insulin gây hạ đường huyết có nguy hiểm?

Nói chung những người mắc bệnh đái tháo đường tuyp 2 thường ít có xu hướng gặp nguy cơ hạ ĐH (đường trong máu thấp) so với những người tuyp 1. Nếu hạ ĐH quá thấp có thể gây hôn mê, mất ý thức, riêng ở người mắc bệnh đái tháo đường tuyp 2 thường dễ nhận biết bằng dấu hiệu như: lo lắng, run rẩy, đổ mồ hôi và đói ăn. Chỉ cần ăn thêm chút đường hoặc chiếc kẹo là giải quyết được tình thế.

Lợi ích của xét nghiệm định lượng Insulin

- Xét nghiệm hữu ích để chẩn đoán khối u tiết Insulin (insulinoma): Chẩn đoán tình trạng này được dựa trên định lượng đổng thời nồng độ glucose máu và nồng độ insulin máu.

- Xét nghiệm có thể cung cấp các thông tin hữu ích về sự hiện diện của tình trạng kháng insulin: Nếu nồng độ insulin máu cao với một nồng độ glucose máu bình thường hay tăng cao, điều này có thể chứng tỏ tụy đang phải hoạt động tích cực hơn mức bình thường (có tình trạng kháng Insulin). Tình trạng kháng insulin là một đặc trưng của hội chứng chuyển hóa với nguy cơ khiến bệnh nhân bị mắc bệnh tim do mạch vành và đái tháo đường tuyp2

- Đo nồng độ insulin huyết thanh cũng được sử dụng để hỗ trợ cho chẩn đoán tình trạng hạ glucose máu và đái tháo đường:

  • Xét nghiệm đôi khi được áp dụng để xác nhận một bệnh nhân đái tháo đường chưa được điều trị bằng Insulin hiện đã chuyển sang giai đoạn phụ thuộc insulin: Nồng độ insulin máu bị giảm rất thấp hay không có.
  • Xét nghiệm giúp chẩn đoán tình trạng hạ đường huyết "giả tạo" do tiêm insulin không có chỉ định của thầy thuốc: có tình trạng không tương xứng giữa một nồng độ insulin máu tăng cao song nồng độ C peptid rất thấp.
  • Xét nghiệm hữu ích để theo dõi khả năng "sống" (viability) của mô ghép ở các bệnh nhân được ghép tụy.

Insulin tăng khi nào?

Điều gì cần biết vê insulin?

Insulin tiêm được sử dụng, chính xác là từ các nguồn động vật (bò và các tế bào tuyến tụy lợn). Hiện nay hầu hết các insulin sử dụng là tổng hợp, thực hiện bằng phương pháp tổng hợp sinh hóa, giống và phù hợp với các hoạt động sinh học của insulin được sản xuất bởi các tế bào của con người.

Có những dạng khác nhau về dược của insulin với các đặc tính khác nhau. Một số phóng thích và tác dụng nhanh chóng và một số khác phóng thích chậm và tác dụng kéo dài trong một thời gian. Bệnh nhân tiểu đường có thể dùng hỗn hợp và / hoặc các loại insulin khác nhau suốt cả ngày.

Xét nghiệm Insulin được thiết kế để đo lường nội sinh insulin của con người. Tuy nhiên, kết quả các xét nghiệm có thể thay đổi khác nhau với insulin (động vật hoặc tổng hợp) ngoại sinh. Nếu ai đó đang nhận được insulin ngoại sinh, những ảnh hưởng này cần được làm rõ bởi phòng thí nghiệm kiểm tra. Nếu thực hiện xét nghiệm insulin riêng lẽ hoặc định kỳ, nên được phân tích bởi cùng một phòng thí nghiệm để đảm bảo tính nhất quán.

Xét nghiệm dung nạp insulin (ITT) không được sử dụng rộng rãi, nhưng là một trong những phương pháp để xác định độ nhạy cảm insulin (hoặc kháng), đặc biệt là ở những người béo phì và những người có PCOS. Xét nghiệm này cần phải truyền insulin tỉnh mạch, sau dó đo mức độ glucose và insulin.

Tất cả những người bị đái tháo đường đều cần đến insulin?

Không nhất thiết, ví dụ những người mắc bệnh đái tháo đường (đái tháo đường) tuyp 1 (5 - 10% tổng số người mắc bệnh đái tháo đường) là cần insulin, còn ở người mắc bệnh đái tháo đường tuyp 2 (90 - 95%) cơ thể không cần đến insulin. Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC), ở người lớn dù mắc bệnh đái tháo đường tuyp 1 hoặc tuyp 2 thì có khoảng 14% số người dùng insulin dưới dạng tiêm hoặc uống; 57% dùng thuốc dạng viên, 10% điều tiết đường huyết bằng ăn uống và luyện tập. Vấn đề quan trọng là biết lượng đường cụ thể trong máu để điều chỉnh duy trì ở ngưỡng an toàn.

Xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường tại Xander

Xét nghiệm tại nhà Xander

Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều người đang nghi ngờ mình có khả năng bị đái tháo đường, bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Có dấu đỏ của bệnh viện
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu đỏ của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Hiện Xander cung cấp gói xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường (bao gồm Xét nghiệm Insulin) tại nhà vô cùng tiện lợi.

Insulin tăng khi nào?

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý: 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu.

*Giá gói xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đườngdo Xander đề xuất được cập nhật phía cuối bài viết.

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Chỉ số Insulin và HbA1C thế nào được coi là bình thường?
  • Insulin giảm - Dấu hiệu tiểu đường bạn chớ coi thường

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!