Không hẳn đường - muối - chất béo có hại cho con

Dinh dưỡng cho Trẻ - 11/24/2024

Hello Bacsi - Bài viết giúp các mẹ gỡ rối vấn đề bổ sung đường, muối và chất béo cho bé một cách hợp lí để con phát triển khoẻ mạnh và đủ chất.

Đối với trẻ em, việc cấm chúng ăn món gì lại càng khiến món đó trở nên hấp dẫn hơn, đặc biệt là các món snack khoái khẩu nhiều đường và chất béo. Bài viết giới thiệu những khuyến cáo về chế độ ăn với muối, đường và chất béo cho bé mà mẹ cần lưu ý.

Bé dưới 2 tuổi rất cần chất béo bão hòa

Chất béo cung cấp năng lượng cần thiết để bé lớn lên và hoạt động. Thời niên thiếu là khoảng thời gian tốt nhất để bé tập thói quen ăn uống khỏe mạnh. Người lớn luôn có thói quen cắt giảm khẩu phần ăn giàu chất béo và cholesterol, nhưng đối với trẻ nhỏ thì không nên như vậy, đặc biệt là với những bé nhỏ hơn 2 tuổi. Bé dưới 2 tuổi nên ưu tiên ăn chất béo không bão hòa.

Những loại thực phẩm ít béo, ít cholesterol bạn có thể cho con ăn bao gồm:

  • Thịt gia cầm;
  • Cá;
  • Thịt nạc luộc, nướng hoặc rang chứ không chiên;
  • Bơ thực vật thay vì bơ động vật;
  • Sản phẩm từ sữa ít béo;
  • Các loại dầu thực vật ít chất béo bão hòa;
  • Trứng (với số lượng hạn chế).

Theo nguyên tắc, bữa ăn hằng ngày của bé chỉ nên có 30% năng lượng từ chất béo. Trong số đó, chất béo bão hòa chỉ chiếm khoảng 1/3 hoặc ít hơn, phần còn lại sẽ là chất béo không bão hòa như dầu thực vật (dầu bắp, dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu oliu). Chất béo không bão hòa ở dạng lỏng khi để ở nhiệt độ phòng.

Khi bé ở độ tuổi 12-24 tháng, các bác sĩ khuyên bạn nên cho con uống sữa nguyên kem. Nếu con bạn thừa cân hoặc béo phì thì sẽ được khuyên dùng sữa ít béo 2%. Nếu có vấn đề gì về sức khỏe của bé, bạn nên tham khảo ý kiến trước khi chuyển đổi loại sữa cho bé.

Mẹ nên cho bé ăn ít muối chứ không phải kiêng hoàn toàn

Muối sẽ làm tăng khẩu vị cho món ăn nhưng lại gia tăng nguy cơ cao huyết áp. Bạn nên giảm tối đa lượng muối nêm vào thức ăn và dùng các loại thảo mộc, gia vị và nước cốt chanh để thay thế.

Bạn nên kiểm tra lượng muối có trong khẩu phần ăn, đặc biệt với:

  • Phô mai qua chế biến;
  • Món tráng miệng nhanh;
  • Rau quả đóng hộp;
  • Súp đóng hộp
  • Xúc xích;
  • Dưa muối;
  • Một số loại ngũ cốc;
  • Khoa tây chiên và những lại bánh khác.

Chọn loại đường lành mạnh cho bé nhỏ hơn 2 tuổi

Các chất làm ngọt giàu calo bao gồm đường đơn glucose và fructose, mật mía, mật ong hay siro bắp.

Đường có thể được dùng để trang trí, làm màu hoặc tăng hương vị cho món ăn. Đường cũng cung cấp năng lượng cần thiết cho hoạt động hằng ngày. Tuy nhiên, việc hấp thu quá nhiều năng lượng từ đường có thể khiến bé tăng cân nhanh chóng dẫn tới béo phì và tăng nguy cơ sâu răng cho bé.

Một số nguồn thực phẩm chứa đường lành mạnh bao gồm:

  • Ngũ cốc nguyên hạt;
  • Gạo lức;
  • Bánh mì làm từ ngũ cốc;
  • Trái cây, rau;
  • Các sản phẩm từ sữa ít béo.

Đối với trẻ trên 2 tuổi, một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng nên bao gồm 50-60% lượng calo đến từ đường. Bạn cần đảm bảo lượng đường đến từ nguồn thực phẩm tốt.

Bạn có thể tìm hiểu thêm:

  • Chất béo nào là tốt?
  • 10 cách hạn chế hấp thu chất béo từ sữa

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!