Mối liên quan giữa cảm xúc và cơn đói ở trẻ em

Dinh dưỡng cho Trẻ - 11/24/2024

Cùng Hello Bacsi tìm hiểu về mối liên hệ giữa cảm xúc và cơn đói ở trẻ nếu nghi ngờ con bạn có biểu hiện chán chường khi ăn uống để tìm cách cải thiện nhé.

Bạn có biết rằng trẻ em không chỉ ăn để thỏa mãn cơn đói mà bé còn ăn theo cảm xúc của mình? Nếu con bạn đang phải chịu áp lực trong đời sống hằng ngày, rất có thể cảm giác ngon miệng khi ăn của bé cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng làm thế nào để biết cảm giác ngon miệng của bé đang bị chi phối bởi cảm xúc theo một chiều hướng tiêu cực?

Điều gì ảnh hưởng tới cảm giác ngon miệng của bé?

Khi con chán ăn, bạn hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau để hiểu tâm lý của trẻ:

  • Bé có thỉnh thoảng ăn khi đang ở trong các tình trạng nào sau đây hay không: chán nản, trầm cảm, căng thẳng, thất vọng, bất an, cô đơn, mệt mỏi, bất bình, giận dữ, hạnh phúc.
  • Bé có ăn vào những thời điểm khác ngoài bữa chính và bữa phụ không? Bé có nhai khi ăn không?
  • Bạn có hay khen thưởng bé bằng thức ăn, ví dụ như nếu bé được điểm 10 trong một bài kiểm tra, bạn sẽ dẫn bé tới tiệm kem hay không?
  • Khi bé làm gì đó đúng đắn, bạn có khen ngợi bé không? Lời động viên khuyến khích có thể làm tăng lòng tự trọng của bé. Nó cũng sẽ giúp cho bé có động lực để tiếp tục thực hiện các hành động đúng đắn để cải thiện sức khỏe và cân nặng.
  • Bạn nói chuyện với con mình như thế nào? Chủ yếu là những chuyện tiêu cực? Bạn có thường xuyên chỉ trích bé?

Bạn nên làm gì khi con đang ăn một cách chán chường?

Nếu bạn nghi ngờ con bạn đang ăn một cách chán chường, hãy tham khảo các biện pháp đối phó sau:

  • Hãy chắc chắn là bé ăn đủ ba bữa chính và một bữa phụ trong ngày. Điều này giúp đề phòng cảm giác đói giữa các bữa ăn của bé;
  • Bạn nên giúp bé lựa chọn các hoạt động khác để làm thay vì ăn uống như: dắt chó đi dạo, chạy chơi qua các vòi phun nước, chơi cầu lông, đá banh, vẽ tranh, trượt patin, nhảy múa, trồng hoa trong vườn hay thả diều;
  • Hãy cho bé ăn các món ăn vặt lành mạnh như rau sống, trái cây, bắp rang chế biến bằng lò vi sóng, súp rau củ, rau câu không đường, snack trái cây. Đồ ăn vặt như khoai tây chiên và kẹo không chứa calo sẽ làm con bạn không cảm thấy no;
  • Bạn nên đích thân chọn đồ ăn vặt cho bé. Khi bé được tự chọn đồ ăn vặt, chúng thường chọn những món không lành mạnh. Hãy cho bé biết vì sao đồ ăn vặt lành mạnh lại quan trọng. Tốt nhất là bạn nên lập một danh sách các món ăn vặt mà bạn đồng ý cho bé ăn và luôn sẵn có tại nhà để bé ăn bất cứ lúc nào.

Nếu cảm giác không ngon miệng của con bạn kéo dài trong một thời gian dài dù cho bạn đã cố thử nhiều phương pháp khác nhau, hãy cho bé đi khám bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn và giúp đỡ kịp thời.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!