Trước dự báo Việt Nam sẽ tiếp tục chịu tác động của El Nino khiến mùa hè nóng hơn trung bình từ 0,5-1 độ C và mưa trái mùa sẽ tăng lên, Bộ Y tế khuyến cáo chủ động các hoạt động phòng chống dịch trong tháng cao điểm sắp tới khi bước vào mùa hè.
Không có ý thức phòng ngừa, dịch bệnh dễ lây lan
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, ngay từ những ngày đầu năm, để chủ động ngăn ngừa dịch bệnh, Bộ Y tế đã tích cực triển khai hai Hội nghị phòng chống dịch bệnh khu vực phía Bắc và Nam cho 63 tỉnh/thành trên cả nước do Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long chủ trì. Hội nghị đã cập nhật tình hình dịch bệnh trong nước và quốc tế, rút kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch năm 2016, đề xuất những giải pháp gắn liền thực tiễn mỗi khu vực, đặc biệt nâng cao vai trò của các cấp chính quyền trong công tác phòng chống dịch, bệnh.
Các hoạt động phòng chống dịch đã và đang được triển khai một cách đồng bộ, dưới những hình thức đa dạng, nhằm tăng cường công tác phòng chống dịch mùa hè, như: xây dựng thông điệp truyền thông về dịch, bệnh; Tập huấn về giám sát dịch bệnh; Diễn tập đáp ứng khẩn cấp với tình huống về dịch bệnh cúm A(H7N9); lên kế hoạch về công tác phòng chống dịch bệnh mùa hè... Những hoạt động trên đã góp phần tích cực, hiệu quả trong công tác kiểm soát và ngăn ngừa dịch, bệnh ngay từ quý đầu tiên của năm 2017.
Các dịch bệnh mùa hè có thể dễ lây lan nếu người dân không nâng cao ý thức phòng ngừa. Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, với khí hậu nhiệt đới gió mùa và tác động của biến đổi khí hậu trong những năm gần đây, công tác phòng chống dịch, bệnh không thể lơ là, nhất là vào tiết chuyển mùa, trước mùa mưa bão. Do đó, ngoài việc chú trọng ngăn ngừa vi rút cúm A(H7N9) và các chủng vi rút gia cầm có khả năng lây sang người xâm nhập vào Việt Nam, Bộ Y tế đang tiếp tục giám sát chặt chẽ một số dịch bệnh như dịch sốt xuất huyết, Zika trong thời kỳ cao điểm tháng 5, 6.
Ngoài ra, các dịch bệnh mùa hè có thể dễ lây lan nếu người dân không nâng cao ý thức phòng ngừa. Những bệnh hay gặp mùa hè như: tay chân miệng, cúm, viêm não Nhật Bản, đau mắt đỏ, thủy đậu, liên cầu lợn, tiêu chảy, tả, lỵ... Mọi người đều có thể mắc các bệnh truyền nhiễm vào mùa hè nhưng trẻ em là đối tượng dễ bị dịch, bệnh tấn công nhất. Vì vậy, công tác phòng chống dịch cho trẻ cần phải được chủ động thực hiện tốt tại cả gia đình và trường học, nhà trường cần liên hệ, phối hợp tốt với phụ huynh trong việc giám sát, theo dõi sức khỏe trẻ nhỏ.
Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên giúp phòng bệnh. Ảnh minh họa.
Chàng trai Úc và hành trình chữa viêm mũi dị ứng bằng Đông Y
Những chứng bệnh bạn cần chú ý khi thay đổi thời tiết
Trẻ sơ sinh hay vặn mình và cách khắc phục
Khi nào thì nên cho trẻ sơ sinh đi chơi lần đầu tiên?
Lý do vì sao khách hàng nên chọn làm xét nghiệm máu tại Xander?
Phòng bệnh mùa hè, cách nào?
Theo Cục Y tế dự phòng, đối với dịch sốt xuất huyết và Zika, điều quan trọng nhất là vệ sinh nơi ở để không có chỗ cho muỗi đẻ trứng, ngủ màn, diệt lăng quăng/bọ gậy, phối hợp tích cực với các đơn vị y tế để phun hóa chất hiệu quả, phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể tham gia vào các hoạt động diệt lăng quăng/bọ gậy, phòng, chống dịch bệnh.
Trước dự báo Việt Nam sẽ tiếp tục chịu tác động của El Nino khiến mùa hè nóng hơn trung bình từ 0,5-1 độ C và mưa trái mùa sẽ tăng lên, mỗi người dân cần nâng cao ý thức và chủ động phòng chống các loại dịch bệnh bằng những hoạt động thiết thực nhất: Vệ sinh môi trường thường xuyên; Diệt muỗi và loăng quăng/bọ gậy; Ngủ màn; Ăn uống vệ sinh đảm bảo; Ăn chín uống chín; Rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; Đến cơ sở y tế gần nhất khi thấy các dấu hiệu bất thường nghi nhiễm bệnh.
Tình hình dịch bệnh trong đầu năm 2017 ổn định
Theo thống kê của Hệ thống Giám sát bệnh truyền nhiễm, tình hình dịch bệnh trong đầu năm 2017 ổn định, không có sự đột biến tại các khu vực trên cả nước. Bệnh sốt xuất huyết có số mắc mới tuần này giảm 19,6% so với tuần trước, và giảm 17,8% so với cùng kỳ năm 2016.
Thống kê cũng cho thấy Bệnh sốt rét có số mắc giảm 41,3% so với cùng kỳ năm ngoái. bệnh tay chân miệng cũng giảm số mắc mới xuống 6,1% so với tuần trước đó, không ghi nhận trường hợp tử vong tính từ đầu năm đến nay. Bệnh dại mới ghi nhận 01 trường hợp tử vong tại Bắc Kạn và 02 trường hợp tử vong tại Điện Biên, so với cùng kỳ năm 2016, số tử vong do bệnh dại đã giảm khoảng 34%.
Về dịch cúm gia cầm, cả nước ghi nhận 06 ổ dịch A(H5N1) trên gia cầm, không ghi nhận trường hợp mắc trên người.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!