Nguyên nhân bệnh dại và cách phòng tránh

Cần biết - 11/24/2024

Nguyên nhân bệnh dại ở người chủ yếu lây qua vết cắn từ vật nuôi sang như chó, mèo hoặc có thể là các loài động vật hoang dã như dơi, sói, cầy...

Bệnh dại là do vi-rút bệnh dại gây ra. Động vật bị nhiễm bệnh cắn một con vật hay một người, lây lan vi-rút qua đường nước bọt. Dưới đây là những thông tin cụ thể.

Nguyên nhân bệnh dại

Bệnh dại được đánh giá là bệnh truyền nhiễm gây chết người kinh sợ nhất của loài người. Chính vì vậy, bệnh dại được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào hạng thứ 12 trong các bệnh truyền nhiễm gây tử vong. Đây là một bệnh nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh được, chỉ có phương pháp tiêm phòng sớm, đúng mới mong cứu sống được người bệnh.

Đến nay, bệnh dại vẫn là bệnh không thể chữa khỏi một khi đã phát bệnh. Hàng năm, trên toàn thế giới có khoảng 30.000- 50.000 người tử vong vì bệnh dại. Tại Việt Nam, mỗi năm có hàng trăm người tử vong do bệnh dại.

Nguyên nhân bệnh dại ở người chủ yếu do lây từ các con vật nuôi sang như: chó, mèo… hoặc cũng có thể là các loài động vật hoang dã như: dơi, sói, cầy… Nguyên nhân bệnh dại chủ yếu lây qua vết cắn. Vi-rút dại được truyền trực tiếp từ chó dại sang chó khỏe và người qua nước bọt tại vết cắn. Tỷ lệ mắc bệnh ở người tùy thuộc vào tỷ lệ mắc bệnh ở súc vật.

Nguyên nhân bệnh dại và cách phòng tránh

Bệnh dại vẫn là bệnh không thể chữa khỏi một khi đã phát bệnh

Vi-rút bệnh dại có nhiều trong nước bọt của thú mang bệnh dại. Qua vết cắn, thú liếm vết thương của người hoặc con vật khác, vi-rút sẽ xâm nhập vào cơ thể, nhân lên và hướng tới hệ thần kinh, phá huỷ mô thần kinh, gây nên những kích động điên dại và dẫn đến tử vong.

Nếu ở vùng có dịch bệnh dại, các chất thải như nước dãi, nước tiểu… của động vật bị bệnh dại chứa hàm lượng vi-rút cao cũng là nguyên nhân bệnh dại do lây nhiễm với các động vật đã có vết thương hở. Đặc biệt, vi-rút dại đã có trong nước bọt của chó, mèo từ 10 - 15 ngày trước khi con vật phát bệnh, vì vậy tại thời điểm này nếu người bị chó, mèo cắn, liếm hoặc tiếp xúc trực tiếp với con vật thì người rất dễ bị lây nhiễm vi-rút dại, tuy nhiên do con vật chưa có triệu chứng lâm sàng nên người dễ bỏ qua mà không chú ý đề phòng.

Cách phòng tránh bệnh dại

• Người dân hạn chế nuôi chó, mèo, nếu nuôi phải tiêm phòng bệnh dại định kỳ theo hướng dẫn của thú y, phải nuôi nhốt không được thả rông, không cho trẻ đùa nghịch với chó, mèo, đặc biệt là khi chúng đang ăn.

• Tiêm vắc-xin phòng bệnh dại, yêu cầu phải tuân thủ: Tiêm đủ mũi, đúng lịch, không uống rượu bia, không dùng thuốc Corticoid và thuốc ức chế miễn dịch.

• Theo dõi tình trạng con vật sau khi cắn người trong vòng 2 tuần (ốm, chết, lên cơn dại…) để có hướng xử lý tiếp theo.

• Không tiếp xúc với con vật bị dại, nghi dại; không mua bán, vận chuyển chó mèo ra, vào vùng dịch.

• Báo ngay cho chính quyền, cơ quan thú y tại địa phương để có biện pháp tiêu hủy chó mèo bị dại; cách ly theo dõi động vật nghi dại; tiêm phòng dại cho động vật khỏe mạnh sống trong vùng dịch.

Để không mắc bệnh dại, mọi người nên có hiểu biết về nguyên nhân bệnh dại, hình thức lây truyền bệnh để có cách phòng ngừa hiệu quả.

(Nội dung do Chuyên gia Bộ Y tế kiểm duyệt)

{ "@context": "http://schema.org", "@type": "Article", "mainEntityOfPage":{ "@type":"WebPage", "@id":"http://diendan.songkhoe.vn/chi-tiet-nguyen-nhan-benh-dai-va-cach-phong-tranh-s2531-887-485546.html" }, "headline": "Nguyên nhân bệnh dại và cách phòng tránh", "image": { "@type": "ImageObject", "url": "https://drive.google.com/open?id=0B3UrFL9600TlN2pBNzhxMUxjLUE", "height": 450, "width": 800 }, "datePublished": "2016-03-21", "dateModified": "2016-03-22", "author": { "@type": "Person", "name": "SongKhoe" }, "publisher": { "@type": "Organization", "name": "SongKhoe.vn", "logo": { "@type": "ImageObject", "url": "https://drive.google.com/open?id=0B3UrFL9600TlR2VBN25KekRpVVk", "width": 172, "height": 60 } }, "description": " Nguyên nhân bệnh dại ở người chủ yếu lây qua vết cắn từ vật nuôi sang như chó, mèo hoặc có thể là các loài động vật hoang dã như dơi, sói, cầy... " }

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!