Những ảnh hưởng của viêm gan C mà mẹ mang thai cần biết

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Khi mang thai, ngoài viêm gan B và E thì mẹ bầu còn có nguy cơ mắc bệnh viêm gan C rất cao. Thường thì cứ 1 trong số 20 trường hợp mẹ bầu bị mắc viêm gan C thường là lây truyền từ mẹ sang con. Lily & WeCare sẽ giới thiệu tới các chị em những ảnh hưởng của viêm gan C ở phụ nữ mang thai để chị em biết và tìm cách phòng tránh.

Khi mang thai, ngoài viêm gan B và E thì mẹ bầu còn có nguy cơ mắc bệnh viêm gan C rất cao. Thường thì cứ 1 trong số 20 trường hợp mẹ bầu bị mắc viêm gan C thường là lây truyền từ mẹ sang con. Lily & WeCare sẽ giới thiệu tới các chị em những ảnh hưởng của viêm gan C ở phụ nữ mang thai để chị em biết và tìm cách phòng tránh.

Hiểu về viêm gan C như thế nào là hợp lý?

Có thể nói, viêm gan C là bệnh nhiễm trùng gan gây ra do virus, tương tự như viêm gan B. Phần đa những người mắc bệnh viêm gan C đều không có triệu chứng rõ ràng, chỉ thường nhận thấy rõ nhất là cảm thấy buồn nôn, vàng da, mắt bị vàng ở giai đoạn đầu của bệnh. Những người bị nhiễm HCV trong sáu tháng đầu tiên được xem là viêm gan C cấp tính (hay còn gọi là acute hepatitis C). Khi ở trong giai đoạn này, lá gan của người bệnh sẽ bị sưng. Nếu như bệnh nhân may mắn thì bệnh không cần điều trị cũng có thể hết vì cơ thể có khả năng chống lại siêu vi.

Thế nhưng, cũng có rất nhiều người bị nhiễm HCV và lá gan vẫn bị sưng mãi, và trường hợp này được gọi là viêm gan C kinh niên hoặc mạn tính (hay còn gọi là chronic hepatitis C). Với trường hợp này, khi siêu vi HCV tiếp tục sinh sôi, nảy nở thì sẽ tạo ra ảnh hưởng của viêm gan C là bị xơ gan và ung thư gan.

Những ảnh hưởng của viêm gan C mà mẹ mang thai cần biết

Bệnh lây lan và ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?

Thường thì các trẻ khi sinh ra đều đã mắc bệnh nếu như mẹ đã bị viêm gan C từ trước. Vào khoảng trước năm 1991, trẻ đôi khi bị nhiễm bệnh do đường truyền máu, thế nhưng nguyên nhân này giờ không hề còn nữa. Còn với người lớn, bệnh viêm gan C sẽ lây qua đường máu chứ không phải lây qua đường tình dục. Để đảm bảo an toàn, chị em nào đã từng tiêm tĩnh mạch thì nên làm xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh trước khi chị em có ý định sinh con.

Trên thực tế, khi mẹ bị viêm gan C thì thai nhi cũng không tránh khỏi việc bị ảnh hưởng. Khi sinh ra được 18 tháng tuổi thì trẻ cần đi làm xét nghiệm. Cũng có những lúc, bác sĩ sẽ xét nghiệm khi trẻ được 2 tháng tuổi, thế nhưng độ chính xác của xét nghiệm này sẽ không cao.

Mẹ vẫn có thể cho trẻ bú sau khi sinh dù bệnh chưa dứt bởi vì virus lây qua đường sữa rất khó có thể xảy ra được. Thế nhưng, nếu như tình trạng vàng da trở nên nghiêm trọng hơn sau khi sinh, núm vú của mẹ bị nứt hay chảy máu thì mẹ nên ngừng cho con bú và thường xuyên hút loại sữa kém chất lượng này ra ngoài cho đến khi núm vú của mẹ được chữa lành.

Với những trẻ bị nhiễm viêm gan C nếu như được phát hiện sớm sẽ có cơ hội chữa khỏi và phát triển khỏe mạnh bình thường. Với một số trẻ sẽ được các bác sĩ điều trị bằng thuốc kháng virus để ngăn ngừa được các biến chứng nghiêm trọng như: bệnh xơ gan hoặc bệnh ung thư gan.

Những ảnh hưởng của viêm gan C mà mẹ mang thai cần biết

Mẹ cần làm gì để phòng tránh ảnh hưởng của viêm gan C?

Các bác sĩ thường khuyên rằng, chị em khi mắc bệnh viêm gan C trước khi muốn có thai thì nên đến các trung tâm y tế chuyên khoa để được thăm khám bệnh, được chẩn đoán tình trạng của bệnh và nếu như phải điều trị bệnh thì người bệnh bị viêm gan C sẽ phải điều trị một thời gian dài bằng thuốc kháng virus để làm giảm đi nồng độ của virus ở trong máu. Điều này sẽ giúp làm giảm nguy cơ lây nhiễm viêm gan C từ mẹ sang con.

Khi đang quá trình mang thai, người mẹ hạn chế dùng thuốc điều trị viêm gan C bởi vì thuốc này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, của thai nhi và trong ngay cả khi sinh nở. Thế nên, khi mang thai thì chị em tốt nhất là không dùng thuốc khi không thực sự cần thuốc (ngay cả với những thuốc bổ gan). Bên cạnh đó, mẹ cũng cần phải bồi dưỡng, ăn uống thật đầy đủ, giảm lao động nặng nhọc... để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, khi em bé chào đời cần phải được tiêm vacxin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu tiên để hạn chế nguy cơ nhiễm virus viêm gan sau này.

Để phòng tránh được ảnh hưởng của viêm gan C, chị em nên tới bệnh viện thăm khám với những bác sĩ chuyên khoa để tìm ra được phương thức điều trị thích hợp nhất.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!