Tiêm phòng cảm cúm trước khi mang thai

Kiến Thức Y Học - 04/28/2024

Bệnh cảm cúm là bệnh thường gặp, bệnh thường nhẹ và chỉ cần uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ bệnh sẽ sớm thuyên giảm. Nhưng bệnh cảm cúm lại gây những hậu quả nghiêm trọng tới mẹ và thai nhi, luôn là nỗi lo lắng của các mẹ bầu. Vì trong quá trình điều trị bệnh có thể ảnh hưởng đến thai nhi nên bác sĩ khuyên các bà bầu nên tiêm phòng cảm cúm trước khi mang thai.

Bệnh cảm cúm là bệnh thường gặp, bệnh thường nhẹ và chỉ cần uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ bệnh sẽ sớm thuyên giảm. Nhưng bệnh cảm cúm lại gây những hậu quả nghiêm trọng tới mẹ và thai nhi, luôn là nỗi lo lắng của các mẹ bầu. Vì trong quá trình điều trị bệnh có thể ảnh hưởng đến thai nhi nên bác sĩ khuyên các bà bầu nên tiêm phòng cảm cúm trước khi mang thai.

Tác dụng của tiêm phòng cảm cúm trước khi mang thai

Thời tiết chuyển mùa khiến cho chúng ta cảm thấy khó chịu, không kịp thích ứng với tiết. Đây chính là cơ hội cho bệnh cảm phát sinh và lây lan trở thành dịch bệnh. Theo khuyến cáo của bác sĩ không phải chỉ riêng trẻ em mới dễ nhiễm bệnh mà người lớn cũng có thể dễ nhiễm bệnh nếu không phòng tránh cẩn thận, đặc biệt đối với chị em phụ nữ có dự định mang thai thì nên tiêm phòng trước khi mang thai. Chị em nên tiêm phòng trước để không gây ảnh hưởng đến thai nhi tránh để có nhiều trường hợp có nhiều phụ nữ mang thai tử vong cao.

Tiêm phòng cúm trước khi mang thai có tác dụng giảm nhiều nguy cơ bị cúm giúp giảm thiểu các biến chứng có thể xảy ra trong thời gian thai kì.

Tiêm phòng cảm cúm trước khi mang thai

Nên tiêm phòng cúm trước mấy tháng trước khi mang thai?

Khi mang thai, hệ miễn dịch của các bà bầu yếu hơn bình thường nên dễ nhiễm bệnh, đặc biệt là nhũng bệnh dễ lây lan. Vì thế các chị em lên có kế hoạch tiêm phòng trước khi mang thai để giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Theo các bác sĩ giai đoạn được khuyến cáo để tiêm phòng cảm cúm trước khi mang thai ít nhất là 3 tháng để phòng tránh cúm trong suốt thai kì. Vắc xin phòng cúm an toàn cả cho mẹ và bé. thời điểm được cho là tiêm phòng cúm có hiệu quả nhất là tháng 10 hoặc tháng 11, đây là giai đoạn cúm bùng phát mạnh.

Với nhiều trường hợp chị em chưa tiêm phòng mà nhiễm cúm và khi thấy bắt đầu có dấu hiệu của cúm như hắt hơi, ho, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám.

Nhiều chị em tiêm chủng ngừa cúm hàng năm, tuy nhiên nhiều khi mỗi virus đột biến khác nhau ở các mùa. Vậy nên chị em cần ngừa mũi theo từng thời điểm để tránh sự đột biến của bệnh.

Tại sao không nên tiêm phòng cúm khi đang mang thai?

Có nhiều phụ nữ mang thai chủ quan, tiêm phòng cúm khi mang thai mà không biết đến hậu quả. Tiêm phòng cúm khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Bà bầu sẽ dễ bị tổn thương vì hệ miễn dịch của họ đang yếu để thích ứng với thai nhi đang phát triển. Khi hệ miễn dịch giảm, bệnh có thể tiến triển một cách dễ dàng nặng lên dẫn đến viêm phổi và một số vấn đề về sức khỏe khác.

Ngoài ra tiêm phòng cảm cúm khi mang thai có thể dẫn đến khả năng sinh non, đặc biệt người mẹ bị cúm 3 tháng đầu.

Tiêm phòng cảm cúm trước khi mang thai

Tiêm phòng cúm khi đang mang thai sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Điều trị cảm cúm khi mang thai như thế nào?

Nếu như mẹ bị nhiễm cúm lên tránh gió, tránh tiếp xúc với người khác và gọi cho bác sĩ để điều trị.

Khi bị cúm trong giai đoạn mang thai việc điều trị thường theo triệu chứng: giảm sốt, đau đầu và nghẹt mũi. Điều quan trọng là mẹ cần nghỉ ngơi, ăn uống điều độ và uống nhiều nước. Bác sĩ sẽ quyết định mẹ có nên dùng kháng virus hay không. thuốc này giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn và giảm mức khó chịu của các triệu chứng.Thuốc kháng virus cho phụ nữ mang thai thường hoạt động hiệu quả nhất sau 2 ngày sau khi có triệu chứng xuất hiện nhưng cũng có thể dùng cho những người có nguy cơ nhiễm cao ngay cả khi qua 2 ngày.>>> Xem thêm:Mẹ bầu nên tiêm phòng cảm cúm trước khi mang thai bao lâu?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!