Mang thai đã là cả một quá trình khó khăn nhưng khó khăn thực sự mà bạn phải đối mặt chính là việc chăm sóc và nuôi con sau khi sinh. Vậy phải làm sao để mẹ vừa có thể đảm bảo duy trì cơ thể khỏe mạnh để nuôi con vừa có thể chăm sóc và yêu thương con khi con mới chào đời?
Chăm sóc bản thân sau cơn "vượt cạn"
Chăm sóc vết mổ sau khi sinh là việc vô cùng cần thiết nếu như bạn mổ đẻ, vì nếu đã sinh mổ lần đâu thì những lần mang thai tiếp theo bạn sẽ phải sinh con theo phương pháp này. Sinh mổ cũng làm cho cơ thể và tử cung của bạn bị tổn thương, dễ nhiễm trùng gây biến chứng. Vậy nên thay vì chăm chút tất cả cho con, các mẹ cũng cần dành thời gian cho bản thân mình. Còn nếu bạn sinh thường, thì hãy cố gắng tránh làm các công việc nặng, tránh bị quá lạnh hay quá nóng, nếu cảm thấy đau bụng dưới nhiều và chảy máu thì cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra, tránh trường hợp băng huyết sau khi sinh. Thực hiện kiêng cữ sau sinh, mặc dù đây là quan niệm dân gian chưa có khẳng định khoa học nào nhưng để tốt hơn cho cuộc sống hôn nhân của bạn và sức khỏe của con bạn mai sau thì bạn vẫn nên tránh gội đầu, chải đầu trong khoảng 1 tuần, hạn chế đọc sách báo nhiều chữ.
Cho con bú
Không phải bà mẹ nào cũng biết cách cho con bú. Những ngày đầu sau sinh, khi lượng sữa còn hạn chế, bạn nên học cách mát-xa bầu sữa và cho con bú đều đặn nhiều lần để kích thích lưỡng sữa ra nhiều. Tiếp đó, tìm hiểu cách cho con bú nằm, để tiện chăm sóc con và tránh trường hợp gây sặc sữa. Hạn chế tối đa việc sử dụng sữa ngoài vì trong 3 tháng đầu, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, giàu sức đề kháng nhất cho con.
Là phụ nữ hiện đại bạn đã biết thời gian kiêng cữ sau sinh là bao lâu?
Những ảnh hưởng của viêm gan C mà mẹ mang thai cần biết
Mang thai bị rau bám mặt trước có đẻ thường được không?
Bị bệnh sùi mào gà có thể sinh con được không?
Chồng bị nhiễm HIV, muốn có con bằng thụ tinh nhân tạo có được không?
Dinh dưỡng sau sinh
Bạn nên tìm hiểu từ trước xem phụ nữ sau sinh nên ăn gì vì hầu như tất cả các loại thực phẩm đều không có lợi nếu như ăn liên tục và quá nhiều. Canh gà, xương hầm hay các loại cháo nên có trong thực đơn, cung cấp tinh bột, tăng lượng sữa. Cháo cũng là món ăn lành tính, dễ nấu, giúp cho hệ tiêu hóa làm việc dễ dàng hơn. Các loại đậu như đậu tương, đậu xanh, hạt sen...đều là những thực phẩm bổ sung vitamin cần thiết trong quá trình hồi phục sức khỏe và tăng cường dinh dưỡng trong sữa. Phụ nữ sau khi sinh thường không thích ăn đồ tanh, tuy nhiên cá là một trong những thực phẩm không thể thiếu. Chất đạm và các vitamin có trong thịt cá sẽ làm cho bữa ăn dinh dưỡng của bạn thêm trọn vẹn.
Bạn hoàn toàn không nên tự mình làm hết mọi việc, đôi khi hãy để cho bản thân được nghỉ ngơi nhiều hơn. Hãy yêu cầu chồng hay gia đình giúp đỡ khi cần vì sau khi sinh thai phụ nên ngủ nhiều, tập luyện đi bộ nhẹ nhàng nhưng chỉ giao động trong khoảng thời gian từ 15 - 20 phút một ngày. Việc đi bộ này sẽ giúp hồi phục phần xương chậu đã rạn nứt và các cơ liên quan.
Hành trình mang thai đã kết thúc nhưng hành trình nuôi con chỉ mới bắt đầu. Thời gian sau sinh thậm chí còn có nhiều khó khăn hơn thời gian mang thai. bạn có thể bị ra máu nhiều, đau bụng dưới, mất dạ, run rẩy khi đi lại thậm chỉ chỉ cần thở thôi cũng đau. Vậy nên thay vì thụ động bạn hãy chủ động tìm hiểu những việc cần làm ngay sau khi sinh để có thể vừa chăm sóc tốt cho bản thân vừa có thể đem đến cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!