Những lưu ý cho chế độ ăn của người bệnh tiểu đường

Sống Khỏe - 11/24/2024

Hello BACSI - Chế độ ăn uống đóng một vai trò cực kì quan trọng trong việc đem lại cho chúng ta sức khỏe dồi dào, đặc biệt là với những người bị tiểu đường.

Chế độ ăn uống đóng một vai trò cực kì quan trọng trong việc đem lại cho chúng ta sức khỏe dồi dào, đặc biệt là với những người bị tiểu đường.

Có nhiều người thắc mắc liệu việc tiêu thụ thức ăn giàu chất đường bột như cơm có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không, đặc biệt là những người gặp vấn đề về tiểu đường. Nắm được những vấn đề cơ bản của bệnh tiểu đường cùng mối liên quan giữa bệnh và carbohydrate sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề này.

Những vấn đề cơ bản của bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường hay tiểu đường là nhóm bệnh mà khi mắc phải, cơ thể sẽ không sản xuất đủ lượng insulin hoặc sử dụng insulin không hiệu quả, đôi khi cả hai vấn đề cùng xảy ra. Insulin đóng một vai trò quan trọng trong việc vận chuyển đường huyết đến các tế bào để sản xuất ra năng lượng. Bệnh tiểu đường có thể chia làm hai loại: loại 1 và loại 2.

Những bệnh nhân tiểu đường thường có lượng đường huyết cao hơn so với người bình thường. Điều này khiến nhiều bộ phận trong cơ thể bị phá hủy nếu không điều trị đúng cách và nhanh chóng. Một số bước giúp điều trị bệnh tiểu đường mà bạn nên áp dụng như:

  • Chọn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe;
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên;
  • Sử dụng các loại thuốc khi cần thiết.

Ăn uống điều độ thực sự rất quan trọng việc giúp lượng đường huyết luôn ở mức an toàn. Lượng đường ổn định rơi vào khoảng 80-130 mg/dL trước khi ăn và dưới 180 mg/dL sau mỗi bữa.

Bệnh nhân tiểu đường loại 1 cần cung cấp nhiều insulin. Với tiểu đường loại 2, chúng ta thường điều trị bệnh thông qua chế độ ăn uống, tập luyện và dùng thuốc để giữ lượng đường không vượt quá mức cho phép. Những loại thuốc này thường có nhiều hoạt tính khác nhau.

Những bệnh nhân tiểu đường khác nhau sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Ngoài ra, họ còn có chế độ ăn uống, luyện tập và đơn thuốc khác nhau. Một điều quan trọng mà các bệnh nhân tiểu đường nên nhớ là hãy tham khảo ý kiến từ các bác sĩ để có những mục tiêu về lượng đường trong máu, đơn thuốc, chế độ ăn và luyện tập phù hợp với tình trạng bản thân.

Carbohydrate ảnh hưởng như thế nào đến bệnh tiểu đường?

Carbohydrate là nguồn nguyên liệu quan trọng để tạo ra năng lượng cho cơ thể. Carbohydrate được tìm thấy trong các loại thực phẩm có chứa tinh bột và các loại đường tự nhiên hay đường nhân tạo như các loại hạt, rau củ và đậu, trái cây, các sản phẩm từ sữa và đồ ngọt.

Carbohydrate được phân hủy bởi hệ tiêu hóa để tạo thành đường. Khi đường tiêu hóa đi vào máu, cơ thể sẽ sản xuất ra một loại hormone gọi là insulin giúp vận chuyển đường đi vào tế bào. Một khi các tế bào đã hấp thụ đường, lượng đường huyết sẽ hạ xuống.

Bệnh nhân tiểu đường thường bị suy giảm khả năng tự sản xuất hoặc sử dụng insulin, đôi khi gặp cả hai vấn đề cùng lúc.

Bệnh nhân tiểu đường loại 1 không thể tự sản xuất insulin, vì vậy họ cần nạp insulin để đảm bảo các tế bào có đủ lượng đường để tạo ra năng lượng.

Bệnh nhân tiểu đường loại 2 thường kháng lại insulin. Họ cũng gặp khó khăn trong việc sản xuất đủ insulin để giữ lượng đường huyết ở mức bình thường.

Đo lượng carbohydrate

Việc đo carbohydrate là cách để theo dõi lượng carbohydrate có trong chế độ ăn hàng ngày. Bệnh nhân tiểu đường thường đo lượng carbohydrate để quản lý chế độ ăn uống của mình, từ đó điều chỉnh thực đơn sao cho hợp lý.

Mức carbohydrate tiêu chuẩn nên ở vào khoảng 45-60 g mỗi bữa ăn. Con số này có thể còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính, các mục tiêu về cân nặng hay đường huyết.

Có ba loại carbohydrate khác nhau là tinh bột, đường và chất xơ:

  • Tinh bột là một dạng carbohydrate phức tạp được tìm thấy ở những thực vật có chứa tinh bột như đậu, khoai tây và bắp. Đậu và ngũ cốc nguyên hạt cũng được xem là carbohydrate phức tạp;
  • Đường là một dạng của carbohydrate được hấp thụ vào bên trong cơ thể nhanh chóng. Một số loại đường tự nhiên được tìm thấy trong sữa và trái cây;
  • Chất xơ có ở thực vật và không bị tiêu hóa. Chất xơ được tìm thấy ở một số thực phẩm như rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và quả hạch.

Không giống như carbohydrate, chất xơ không làm tăng đường huyết nhưng làm chậm quá trình tiêu hóa trong bữa ăn, từ đó hạn chế đường huyết tăng đột biến. Mỗi người nên cung cấp khoảng 20-35 g chất xơ mỗi ngày.

Tuy sữa và trái cây là nguồn cung cấp đường tốt, các loại trái cây đóng hộp, bánh nướng và thực phẩm chế biến có thể chứa đường nhân tạo không tốt bạn cần tránh.

Carbohydrate cũng có trong một số thực vật không chứa tinh bột như rau diếp cá, ớt, dưa leo, nấm và nhiều loại khác. Tuy nhiên, lượng carbohydrate ở những loại rau củ này không nhiều vì chúng có chứa nhiều nước. Ví dụ, nửa ly nước dưa leo ép chỉ chứa khoảng 2 g carbohydrate.

Các loại và số lượng carbohydrate mà một người hấp thụ sẽ ảnh hưởng đến lượng đường huyết của họ sau khi ăn. Nếu chúng ta tiêu thụ một lượng lớn carbohydrate trong khoảng thời gian ngắn, lượng đường huyết sẽ bị tăng cao đột ngột.

Vậy nên bạn hãy dùng thực phẩm chứa nhiều chất xơ để có thể tiêu hóa chậm hơn. Chúng sẽ giúp ngăn ngừa đường huyết tăng đột biến sau mỗi bữa ăn.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Tập thể dục kiểm soát đường huyết – Bạn nên thử ngay!
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường với chỉ số đường huyết ở thực phẩm
  • 3 câu hỏi thường gặp khi mắc bệnh tiểu đường tuýp 1

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!