Không dùng trái cây để thay thế bữa ăn chính
Nhiều người có thói quen và chế độ ăn uống để duy trì mục đích giảm cân và chỉ sử dụng thực phẩm trái cây hoàn toàn trong các bữa ăn chính. Nhưng điều này dẫn đến các tác hại vô cùng lớn. Thành phần chủ yếu của trái cây là đường và vitamin, như vậy, trái cây chỉ cung cấp được một phần nhỏ các dưỡng chất thiết yếu chứ không thể nào thay thế thịt, cá, rau củ, tinh bột.
Lượng đường trong một số loại hoa quả khá cao nên ăn quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe - Ảnh: Internet
Không nên ăn trái cây đông lạnh
Ăn trái cây tự nhiên là cách tốt nhất để hấp thu các chất vitamin. Ngược lại, trong trái cây, hoa quả tươi chứa rất nhiều chất có thể bị phá hủy trong quá trình xử lý nhiệt. Ví dụ: vitamin C bị phá hủy không chỉ trong quá trình nấu, mà ngay cả khi tiếp xúc với không khí, do đó, nên sử dụng trái cây tươi thay vì các chế biến chúng mà có sử dụng nhiệt.
Những loại quả đã được đông lạnh trong một thời gian dài thì tất cả các hương vị, chất dinh dưỡng và vitamin ban đầu đã biến mất hoặc giảm bớt và khi ăn cùng có thể gây độc.
Thời điểm ăn trái cây để hấp thụ tốt
Ăn trái cây sai thời điểm không những làm mất tác dụng của trái cây mà còn khiến bạn mắc các bệnh về tiêu hóa và dạ dày. Đây là những thời điểm thích hợp để việc hấp thụ vitamin từ trái cây giúp tốt cho sức khỏe chúng ta:
Tốt hơn là nên ăn trái cây vào buổi sáng hoặc trước khi ăn hoặc có thể ăn một ít trái cây khoảng nửa giờ hoặc 40 phút trước bữa ăn chính. Ngoài vitamin, trái cây chứa rất nhiều chất xơ - đây là lý do chính tại sao chúng nên được ăn trước bữa ăn.
Trái cây cũng được khuyến khích dùng như là đồ ăn nhẹ cho các buổi trong ngày.
Các loại trái cây có hàm lượng calo cao, chẳng hạn như chuối, tốt hơn là nên ăn vào buổi chiều.
Không nên ăn trái cây vào buổi tối, vì trái cây chứa một lượng lớn đường fructozo, góp phần hỗ trợ cơ thể tích trữ năng lượng và hấp thụ chất béo.
Nên đánh răng sau khi ăn trái cây
Ăn quá nhiều trái cây cũng không tốt cho răng, vì quá trình nhai sẽ khiến thành phần đường trong trái cây được giải phóng ra ngoài khoang miệng. Trong trái cây có chứa carbohydrate lên men, axit có tính ăn mòn răng, nếu ăn nhiều trái cây mà không vệ sinh răng thì các chất này sẽ lưu giữ trong răng và ăn mòn răng.
Ăn trái cây một cách vừa phải
Nhiều người có thói quen ăn nhiều hoa quả hàng ngày hoặc luôn thích ăn những trái cây có hàm lượng đường cao mà không biết rằng ăn quá nhiều trái cây trong khi không bổ sung thêm ngũ cốc, rau xanh sẽ gây hại cho sức khỏe.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng đường trong hoa quả khá cao nên ăn quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.
Một chế độ ăn quá nhiều trái cây có thể dẫn đến những vấn đề liên quan đến hormone điều chỉnh đường trong máu. Nếu sự mất cân bằng của các hormone này không được phát hiện và điều trị thì nó có thể dẫn đến các bệnh tim mạch và tiểu đường.
Ngoài ra, ăn quá nhiều những trái cây chứa hàm lượng đường nhiều, cơ thể phải đối mặt với sâu răng, tình trạng loãng xương, không có khả năng duy trì một trọng lượng khỏe mạnh, mệt mỏi và nhiều khó chịu khác…
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!