Nguyên nhân là do đột biến mất chức năng trong gen mã hóa phosphatase kiềm không đặc hiệu mô (TNSALP).
Các dấu hiệu và triệu chứng của HPP rất khác nhau và có thể xuất hiện bất cứ lúc nào từ khi là bào thai cho đến lúc trưởng thành. Các dạng nghiêm trọng nhất của rối loạn này thường xảy ra khi còn là bào thai và trẻ sơ sinh. HPP làm yếu và mềm xương, gây ra những bất thường ở xương tương tự như một rối loạn xương khác ở trẻ em được gọi là bệnh còi xương.
Trẻ bị bệnh sinh ra với chân tay ngắn, hình dạng ngực bất thường và xương sọ mềm. Biến chứng khác trong giai đoạn sơ sinh bao gồm bú kém, không tăng cân, rối loạn hô hấp và có hàm lượng canxi trong máu cao (tăng canxi máu), có thể dẫn đến tình trạng nôn tái diễn và vấn đề về thận. Trong một số trường hợp, biến chứng này đe dọa tính mạng.
Các dạng HPP xuất hiện trong tuổi nhũ nhi hay tuổi trưởng thành thường ít nghiêm trọng hơn so với những người xuất hiện bệnh ở tuổi sơ sinh. Mất răng sữa sớm là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ở trẻ em. Trẻ bị bệnh có tầm vóc thấp với đôi chân cong hình cung hoặc đầu gối gập, cổ tay và khớp mắt cá chân to, hình dạng hộp sọ bất thường.
Trẻ nhỏ mắc bệnh thường bị mất răng vĩnh viễn sớm (Ảnh minh họa: Internet)
Các dạng HPP ở người trưởng thành được đặc trưng bởi xương mềm gọi là nhuyễn xương. Ở người lớn, gãy xương bàn chân và xương đùi tái phát có thể dẫn đến đau mạn tính. Người lớn bị bệnh có thể bị mất răng vĩnh viễn sớm và có nguy cơ cao bị đau và viêm khớp.
Dạng nhẹ nhất của tình trạng này được gọi là giảm hoạt độ phosphatase răng, chỉ ảnh hưởng đến răng. Những người bị rối loạn này sẽ phát triển răng bất thường và mất răng sớm, nhưng không có bất thường xương như ở những dạng khác của HPP.
Mức độ phổ biến của HPP
Các dạng HPP nặng ảnh hưởng đến khoảng 1/100.000 trẻ sơ sinh. Những trường hợp nhẹ hơn, chẳng hạn như những người phát bệnh lúc tuổi nhũ nhi hoặc trưởng thành, có thể xảy ra thường xuyên hơn.
HPP đã được ghi nhận trên toàn thế giới ở những người có nguồn gốc dân tộc khác nhau. Tình trạng này xuất hiện phổ biến nhất ở những người da trắng. Đặc biệt phổ biến ở cộng đồng dân cư Mennonite tại Manitoba, Canada, nơi có khoảng 1/2500 trẻ sinh ra có những đặc điểm nghiêm trọng của căn bệnh này.
HPP di truyền như thế nào?
Các dạng nặng của HPP xuất hiện trong giai đoạn đầu đời được di truyền trong mô hình nhiễm sắc thể lặn. Di truyền gen lặn có nghĩa là hai bản sao của gen trong mỗi tế bào bị biến đổi. Thông thường, các cha mẹ của người có rối loạn nhiễm sắc thể lặn thì mỗi người mang một bản sao của gen bị biến đổi nhưng không có dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn này.
Các dạng HPP nhẹ hơn có thể có mô hình di truyền gen lặn hoặc gen trội. Di truyền gen trội có nghĩa là một bản sao của gen bị thay đổi ở mỗi tế bào cũng đủ để gây ra rối loạn này.
Em bé Janelly Martinez-Amador 6 tháng tuổi mắc HPP, được biết đến là đứa trẻ không xương (Ảnh: Internet)
Điều trị
Không có loại thuốc nào được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ phê chuẩn để điều trị HPP. Trong các dạng bệnh thời kỳ bào thai và sơ sinh, điều trị phần lớn đã mang lại lợi ích. Vitamin B6 có thể hữu ích đối với cơn co giật ở bệnh nhân HPP sơ sinh. Gần đây, phosphatase kiềm không đặc hiệu mô tái tổ hợp được thay đổi để nhắm và bám chặt vào xương đã được phát triển và thử nghiệm ở trẻ sơ sinh và trẻ bị HPP nặng.
Cải thiện các thông số sinh hóa, X-quang và lâm sàng đã được ghi nhận. Tác dụng lâu dài vẫn chưa được báo cáo. Hiệu quả của việc điều trị ở những người bị bệnh ít nghiêm trọng vẫn chưa được biết.
Kết luận
HPP có thể biểu hiện với một loạt các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng. Trong giai đoạn sơ sinh và trẻ nhỏ, việc chẩn đoán có thể dễ dàng được thực hiện dựa trên lâm sàng, X-quang và các xét nghiệm cơ bản. Người trưởng thành thường xuất hiện các triệu chứng không điển hình và mức phosphatase kiềm thấp nên cân nhắc đến HPP.
Việc thừa nhận HPP ở người lớn là quan trọng, vì các loại thuốc phổ biến nhất được dùng cho bệnh loãng xương (chất chống tái tổ chức) có thể thúc đẩy giảm khoáng hóa xương và nên tránh dùng.
Vân Doãn
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!