Sấu không những giải nhiệt mà còn chữa ho, nôn nghén

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Quả sấu lúc xanh có vị chua hơi chát, khi quả chín có vị chua, ngọt, tính mát, giúp tiêu đờm, chữa ngứa cổ, đau họng, say rượu...

Không chỉ là nguyên liệu chính của món nước thanh mát giải nhiệt mùa hè, quả sấu còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, chữa được nhiều bệnh nhưng không phải ai cũng ăn được loại quả này.

Không những thế, quả sấu khi chín chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng, bao gồm: 80% nước, 1% acid hữu cơ, 1,3% protid, 8,2% glucid, 2,7% cellulose, 0,8% tro, 100mg% calcium, 44mg% phosphor, với sắt và 3mg% vitamin C, do đó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Chữa nôn nghén ở phụ nữ

Quả sấu xanh đem ngâm lấy nước uống. Bà bầu trong thời kì mang thai có thể uống nước sấu để giảm buồn nôn do ốm nghén, đồng thời, giúp thai nhi khỏe mạnh. Tuy nhiên vì nước sấu có đường nên thai phụ không nên uống nhiều.

Chữa ho

Dùng 400g cùi sấu ngâm với ít muối hoặc sắc lấy nước cho chút đường đủ ngọt, uống 2 - 3 lần trong ngày. Hoặc lấy hoa, quả sấu sắc với 300ml nước còn lại 100ml, chia ra 2 - 3 lần uống trong ngày.

Chữa say rượu

Dùng 4 - 6g cùi quả sấu sắc lấy nước uống hoặc hãm với nước sôi để uống có tác dụng giải rượu.

Sấu không những giải nhiệt mà còn chữa ho, nôn nghén

Sấu có tác dụng giải say rượu

Chữa nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng

Lấy 4 - 6g cùi quả sấu khô đem sắc với 2 bát nước còn nửa bát, uống sau bữa ăn sáng. Hoặc 8 g cùi quả sấu hãm với nước sôi uống trong ngày, dùng trong một tuần. Hoặc có thể lấy quả sấu chín đem dầm với muối hay đường ăn trong ngày.

Giảm cân

Quả sấu có tác dụng giảm cân hiệu quả do tính axit cao. Sau khi ăn sấu, tính axit này sẽ tác động đến hệ tiêu hóa, giúp cơ hấp thụ canxi tốt hơn, thúc đẩy sự trao đổi chất. Canxi hấp thu từ thức ăn và lượng canxi trong quả sấu được lưu trữ trong các tế bào, tế bào chất béo có càng nhiều canxi lưu trữ thì khả năng bị đốt cháy và tiêu hủy càng cao. Các dưỡng chất khác trong quả sấu cũng góp phần giảm cân hiệu quả.

Những người không nên ăn quả sấu và uống nước sấu

Quả sấu tươi thường có vị chua, nhất là khi còn xanh nên những người mắc bệnh viêm loét dạ dày nên tránh dùng. Nên tránh ăn sấu khi đang đói, ngay từ lúc sáng sớm chưa ăn gì sẽ gây hại cho dạ dày.

Sấu không những giải nhiệt mà còn chữa ho, nôn nghén

Quả sấu tươi có vị chua, những người mắc bệnh viêm loét dạ dày nên tránh dùng

Ngoài ra các đối tượng khác như trẻ dưới 12 tháng tuổi cũng nên hạn chế sử dụng loại quả này vì hệ tiêu hóa của những đối tượng này rất nhạy cảm, dễ bị tác động bởi tính axit trong sấu.

Nước sấu là loại thức uống chứa nhiều đường. Nếu chúng ta sử dụng liên tục loại đồ uống này có thể không tốt cho sức khỏe. Bởi vì uống quá nhiều nước sấu được ngâm đường sẽ khiến cho lượng đường trong máu tăng. Điều này ảnh hưởng đến việc hoạt động của tụy, vì cơ quan này phải làm việc nhiều hơn để giải phóng insulin, điều chỉnh lượng đường huyết sao cho phù hợp.

Nếu như việc này diễn ra liên tục sẽ dẫn đến làm giảm chức năng tụy, tăng nguy cơ mắc các bệnh huyết áp, tim mạch và béo phì. Do vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn không nên uống quá 2 - 3 cốc/ngày. Những người thừa cân, bị huyết áp cao cũng nên hạn chế sử dụng đồ uống này.

>> Xem thêm: Uống nước sấu ngày hè thế nào cho đúng?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!