Trẻ mầm non (ở độ tuổi 3 - 5 tuổi) đang trong giai đoạn phát triển về mọi mặt của cơ thể. Vậy nên, trẻ em trong độ tuổi này cần có chế độ ăn uống hợp lí để có thể phát triển trí não và thể chất một cách tốt nhất. Hãy cùng Lily & WeCaretìm hiểu tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm nonnhé!
Chức năng tháp dinh dưỡng
Tháp dinh dưỡng được xây dựng dựa trên các kiến thức khoa hoa bởi các chuyên gia dinh dưỡng. Vậy nên, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm vào thực đơn của tháp dinh dưỡng để giúp trẻ hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng, phát triển toàn diện.
Trong tháp dinh dưỡng có rất nhiều nhóm thực phẩm khác nhau. Dựa vào đó, chúng ta có thể biết được những loại thực phẩm nào trẻ nên ăn nhiều, ăn ít; phân chia lượng thức ăn trong ngày, tuần,... như thế nào cho khoa học. Tháp dinh dưỡng bao gồm sáu nhóm thức phẩm chính: ngũ cốc, lương thực; rau củ; trái cây; các thực phẩm từ sữa; thịt, đậu và các loại hạt; thực phẩm chứa chất béo và đường.
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở mỗi độ tuổi là khác nhau. Vậy nên, mẹ hãy dựa vào tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non để tạo thực đơn hàng ngày cho trẻ trong lứa tuổi này nhé!
Những thực phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ mầm non
Để đảm bảo dinh dưỡng cần thiết mỗi ngày cho trẻ, mẹ cần bổ sung vào thực đơn các loại thực phẩm giàu tinh bột, vitamin, chất xơ, chất khoáng,...
Các thực phẩm từ bột như ngũ cốc, mì ống, gạo, khoai tây,... sẽ rất cần thiết cho trẻ. Bởi đây là những món ăn giàu tinh bột, là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho các hoạt động sinh hoạt của trẻ.
Trẻ cũng cấp hấp thụ một lượng đủ protein giúp cơ thể khoẻ mạnh, thể chất và trí não phát triển một cách tối đa. Vậy nên, trẻ nên ăn nhiều các thực phẩm chứa protein như trứng, hải sản, thịt... Mẹ hãy chọn phần thịt nạc, không có nhiều mỡ và các thực phẩm có hàm lượng muối thấp.
Nguồn dinh dưỡng không thể thiếu tiếp theo là vitamin và chất xơ trong rau củ. Hầu hết trẻ mầm non đều rất lười ăn rau củ. Vì vậy, mẹ cần tìm cách chế biến món ăn thật tinh tế để khiến trẻ yêu thích rau. Mẹ hãy cho trẻ ăn kèm rau trong các bữa ăn để trẻ quen miệng và biết đây là một phần không thể thiếu trong bữa ăn. Mẹ nên tạo các bữa ăn phụ là trái cây cho trẻ trong ngày.
Ngoài ra, trẻ nên sử dụng các sản phẩm từ sữa hàng ngày. Sữa tươi chứa nhiều canxi tốt cho xương của trẻ và thúc đẩy trí não phát triển. Pho mát và sữa chua cũng là các món ăn được khuyến khích cho trẻ mầm non bởi chúng rất hữu ích trong việc hỗ trợ tiêu hoá ở trẻ.
Giảm béo bằng cà chua bạn có tin vào điều này không?
Những loại rau củ quả giàu đạm không kém thịt, trứng
Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh sốt xuất huyết
Bà bầu có nên ăn đồ nướng hay không?
Các loại hoa quả mẹ nên ăn trong ba tháng cuối thai kỳ
Những thực phẩm trẻ mầm non cần hạn chế
Để đảm bảo sức khoẻ cho trẻ, mẹ hãy hạn chế cho trẻ ăn những loại thực phẩm dưới đây.
- Thực phẩm giàu chất béo và đường, bao gồm các loại thực phẩm như bơ, dầu. bánh ngọt, bánh quy, kem,... Ăn quá nhiều những món ăn chứa đường sẽ làm trẻ bị thừa cân và gây ra nhiều bệnh. Đồ ngọt, socola ăn nhiều có thể khiến trẻ bị sâu răng.
- Dầu cá, các loại hạt, chất phụ gia, chất làm ngọt và các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ.
- Cá lớn sống lâu năm như cá mập, cá kiếm do chúng có thể chứa hàm lượng thuỷ ngân cao.
- Trà và cà phê, do chúng làm giảm sự hấp thụ sắt của cơ thể trẻ.
- Đồ uống có gas. Những đồ uống này sẽ làm hỏng răng trẻ nên mẹ cần hạn chế cho bé uống.
Ngoài ra, mẹ chỉ cho trẻ uống nước ép trái cây sau giờ ăn do axit trong nước trái cây có thể làm trẻ bị hỏng răng nếu trẻ uống giữa bữa ăn hoặc uống nhiều lần trong ngày.
Hi vọng với tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về chế độ dinh dưỡng cân đối cho trẻ.
>>>Xem thêm:Chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương, biếng ăn
>>>Xem thêm:7 món ăn dinh dưỡng "đặc trị" cho trẻ 2 tuổi còi xương
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!