Thiếu oxy trong máu chính là nguyên nhân dẫn tới nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vậy thiếu oxy trong máu là gì? Nguyên nhân do đâu và cần có những biện pháp nào để phòng tránh? Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu.
Thiếu oxy trong máu là gì?
Thiếu oxy trong máu là một thuật ngữ dùng chỉ tình trạng lượng oxy trong máu thấp hơn so với mức bình thường, đặc biệt ở trong các động mạch. Thiếu oxy là dấu hiệu của các vấn đề liên quan tới đường hô hấp, lưu thông, nó có thể dẫn đến các triệu chứng như khó thở.
Thực hiện xét nghiệm khí máu động mạch có thể xác định được lượng oxy trong máu. Ngoài ra bạn cũng có thể đo bằng cách sử dụng thiết bị đo độ bão hòa của oxy trong máu.
Lượng oxy trong máu nằm trong khoảng từ 75 đến 100 mm Hg là đang ở mức trung bình, dưới mức 60 mm Hg là bạn đang thiếu oxy trong máu. Đối với thiết bị đo độ bão hòa oxy trong máu, mức bình thường sẽ nằm trong khoảng từ 95% - 100%, dưới 90% là ở mức thấp.
Triệu chứng thiếu oxy trong máu thường gặp
Một số triệu chứng của bệnh thiếu oxy trong máu sẽ xuất hiện khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, một số triệu chứng thường gặp là:
Những vấn đề hô hấp như: Thở nhanh, khó thở, ho, khò khè.
Một số vấn đề về tim mạch như nhịp tim đập nhanh.
Vấn đề về não hay ý thức như đau đầu và lú lẫn.
Màu da thay đổi như từ màu xanh chuyển sang màu đỏ anh đào.
Người bồn chồn và vã mồ hôi.
Nguyên nhân dẫn tới thiếu oxy trong máu
Có một số yếu tố cần thiết để cung cấp liên tục, đầy đủ lượng oxy tới cho các tế bào và mô trong cơ thể:
Không khí phải có đủ lượng oxy để thở.
Phổi khỏe, có đủ khả năng thực hiện tốt quá trình hô hấp.
Máu có khả năng lưu thông tới phổi, lấy oxy đồng thời mang nó đi khắp cơ thể.
Vì vậy các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới yếu tố trên như: độ cao, hen suyễn, bệnh tim đều gây ra tình trạng thiếu oxy trong máu. Đặc biệt trong điều kiện khắc nghiệt như tập thể dục hay bệnh tật. Khi oxy trong máu giảm hoặc nằm dưới mức bình thường, bạn sẽ thấy khó thở, đau đầu, có các triệu chứng như nhầm lẫn hoặc bồn chồn.
Nguyên nhân dẫn tới thiếu oxy máu:
Thiếu máu
Hội chứng suy hô hấp cấp tính - ARDS
Hen suyễn
Bệnh tim bẩm sinh ở người lớn
Trẻ em bị dị tật tim bẩm sinh
Bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD
Bệnh phổi kẽ
Khí thủng phổi
Sử dụng các loại thuốc gây ức chế hô hấp ví dụ: Thuốc ngủ, thuốc gây mê.
Tràn khí màng phổi
Căng hoặc kéo cơ bụng
Chứng ngưng thở lúc ngủ
Phù phổi
Thuyên tắc phổi
Cần gặp bác sĩ khi nào?
Khi bị thiếu oxy trong máu, bệnh nhân cần gặp bác sĩ khi:
Có cảm giác khó thở nặng và đột ngột, trực tiếp ảnh hưởng tới những hoạt động bình thường.
Khó thở nặng kèm với ho, tim đập nhanh, có một số triệu chứng như ứ nước trong cơ thể ở độ cao trên khoảng 2.400m. Đây là dấu hiệu cùng triệu chứng rò rỉ chất dịch từ mạch máu vào phổi, dấu hiệu này có nguy cơ gây tử vong.
Cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt khi bạn bị:
Sau làm việc hơi gắng sức thấy khó thở, thậm chí lúc bạn đang nghỉ ngơi.
Khi bạn tập thể dục hoặc hoạt động mạnh tình trạng khó thở nặng hơn.
Khó thở khi thức giấc đột ngột, có cảm giác nghẹt thở – đây là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ.
Để đối phó với những cơn khó thở mạn tính do thiếu oxy trong máu bạn nên
Không dùng thuốc lá hoặc tránh những nơi có khói thuốc, rượu bia.
Có chế độ ăn uống hợp ý, đầy đủ dinh dưỡng.
Thường xuyên tập thể dục, bạn có thể sẽ thấy khó thở khi tập, tuy nhiên tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện sức mạnh cùng độ bền tổng thể của cơ thể.
Điều trị thiếu oxy trong máu hiệu quả
Để điều trị thiếu oxy trong máu, dưới đây là những kỹ thuật chẩn đoán và phương pháp bạn nên biết.
Những kỹ thuật chẩn đoán bệnh thiếu oxy trong máu
Các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh này bằng cách đánh giá lượng oxy hiện diện trong máu của bạn khi sử dụng máy đo SpO2 (một thiết bị y tế dùng để kẹp ngón tay và đo) hoặc áp dụng cách đo trực tiếp trên các mẫu máu được lấy từ động mạch. Lượng oxy trong máu bình thường là khoảng 95% đến 100%. Nếu mức lượng oxy ở mức 90% hay thấp hơn, bạn có thể đang ở tình trạng thiếu oxy.
Khi khám để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để kiểm tra, xem xét liệu có vấn đề nào tiềm ẩn gây nên tình trạng thiếu oxy hay không,ví dụ như ngộ độc khí CO. Bạn có thể đo chức năng phổi cùng với các xét nghiệm khác để có thể xác định một số nguyên nhân không giải thích được của tình trạng oxy trong máu thấp.
Phương pháp điều trị bệnh thiếu oxy trong máu
Khi bị thiếu oxy trong máu bạn nên ở lại bệnh viện để điều trị và theo dõi kĩ lưỡng. Trong một số trường hợp quan trọng cần phải đưa oxy vào cơ thể. Các bác sĩ sẽ có thể sử dụng mặt nạ che mũi, miệng hay ống nhỏ đưa vào bên trong mũi để cung cấp oxy cho bệnh nhân.
Nếu những phương pháp trên không làm cho mức oxy trong máu của bạn trở lại bình thường. Các bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc hen suyễn để thở một cách dễ dàng hơn. Nếu không hiệu quả, vậy bạn có thể sẽ phải truyền thuốc qua đường tĩnh mạch ở cánh tay. Bạn cũng có thể sử dụng thuốc steroid trong 1 thời gian ngắn để giúp giảm tình trạng viêm phổi.
Ung thư vòm họng có đau không?
Rau cần - vị thuốc tốt từ căn bếp của bạn
Các cách điều trị đau nhức đầu kéo dài bằng thảo dược an toàn hiệu quả
Ung thư vòm họng giai đoạn đầu có biểu hiện thế nào?
Các dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc bệnh viêm amidan mạn tính
Cách khắc phục bệnh thiếu oxy trong máu
Để có thể khắc phục bệnh thiếu oxy trong máu, bạn có thể áp dụng các lối sống cùng với những biện pháp khắc phục sau đây:
Không hút thuốc lá: Nếu bạn đã được chẩn đoán là thiếu oxy trong máu hay bệnh về phổi vậy hãy bỏ hút thuốc để có thể cải thiện tình trạng bệnh.
Tránh hít phải khói thuốc lá: Bên cạnh việc bạn phải bỏ thuốc, thì bạn cũng cần tránh nơi có khói hút thuốc lá. Việc ngửi phải khói thuốc có thể gây ra nhiều tổn thương cho phổi hơn so với việc hút thuốc.
Nên tập thể dục thường xuyên: Hãy tập thể dục thường xuyên, đây là biện pháp hữu ích giúp cho bạn có được sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái.
Ăn uống một cách hợp lý, cung cấp đủ chất dinh dưỡng, không ăn những chất nhiều dầu mỡ, đồ ôi thiu,...
Trên đây là những thông tin về thiếu oxy trong máu chắc chắn sẽ giúp bạn ích rất nhiều cho những người bị bệnh hoặc đang mắc các triệu chứng có liên quan. Hãy tới bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Xem thêm:
- 5 cách để ngăn chặn máu đông trong tĩnh mạch khi đi máy bay
- Cấu tạo và thành phần của hồng cầu trong máu hiểu như thế nào
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!