Bơi lội là môn thể thao được nhiều người chọn để rèn luyện sức khỏe, giữ gìn vóc dáng. Đối với chúng ta, việc bơi lội thường xuyên còn giúp xương khớp thêm vững chắc, dẻo dai, tránh được các bệnh về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, thoái hóa khớp gối, thoát vị địa đệm cột sống cổ... Cùng Lily & WeCare tìm hiểu và làm rõ những băn khoăn của nhiều người về việc mắc bệnhthoát vị đĩa đệm có nên bơi hay không?
Người bị thoát vị đĩa đệm có được bơi lội không?
Theo chứng minh từ các chuyên gia, người mắc bệnh bị thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể thường xuyên bơi lội. Nó giúp người bệnh cải thiện tình trạng đau nhức. Đối với người mắc thoát vị đĩa đệm giai đoạn đầu, khi những cơn đau nhức do thoát vị đĩa đệm mới bắt đầu âm ỉ thì việc thường xuyên bơi lội có thể giúp làm giảm đau nhanh chóng.
Đối với trường hợp người bệnh mắc thoát vị đĩa đệm đang ở giai đoạn đau nhức, tê buốt lan khắp các chi, các khớp cứng khó cử động thì cần phải tới gặp bác sĩ để khám và điều trị kịp thời.
Tác dụng của bơi lội đối với người mắc thoát vị đĩa đệm
Bơi lội giúp xương khớp vững chắc, dẻo dai. Đối với những vận động viên bơi lội hay những người thích bơi lội, thường xuyên tập môn thể thao này thường có cơ bắp dẻo dai, linh hoạt hơn. Vì cơ thể hoạt động một cách toàn diện, tay chân, đầu cổ, cột sống được vận động linh hoạt.
Bơi lội giúp giảm áp lực trên các đĩa đệm. Khi bơi lội, người bị thoát vị đĩa đệm áp dụng các động tác làm thư giãn với nước, cơ thể thả lỏng trong nước và nhờ sự nâng đỡ của nước mà các khớp xương được thư giãn, cơ bắp thả lỏng, giảm áp lực của trọng lượng lên các khớp.
Ngoài ra, khi bơi lội, các thân đốt sống trong môi trường nước được giãn ra từ đó giảm ma sát và áp lực đối với các nhân nhầy đĩa đệm, tạo áp suất âm giúp đĩa đệm trở về vị trí bình thường.
Người bị thoát vị đĩa đệm bơi thế nào cho đúng?
Đối với người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, khi tập bơi cần phải có sự giám sát của các chuyên gia hướng dẫn về các kiểu bơi.
Người bị thoát vị địa đệm có thể tập các động tác bơi khác nhau, bao gồm bơi sải, hay bơi ngửa... đây là những động tác giúp người bị thoát vị đĩa đệm có thể lực vững vàng hơn, những động tác này đòi hỏi một nền thể lực vững vàng, khiến các cơ và đốt sống bị kéo giãn một cách tối đa. Vì thế, người bệnh cần được hướng dẫn trực tiếp từ những người có kinh nghiệm trong bơi lội.
Người bị thoái vị đĩa đệm cần có những kinh nghiệm gì khi bơi lội?
Đối với người không biết, bạn cần bám vào thành bể và quẫy mạnh cũng giúp xương khớp linh hoạt.
Đối với người bị mắc bệnh thoái vị đĩa đệm nhẹ, bạn nên bơi bướm hoặc bơi sải nhưng chống tay đẩy nước bên dưới để tạo áp lực nâng đỡ cơ thể chứ không vươn dài kéo nước từ phía trước như bình thường.
Đối với người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm nặng hơn, bạn nên bơi ếch và bơi ngửa nhưng chỉ dùng chân mà không dùng tay.
Lưu ý, bạn nên khởi động trước khi bơi, bơi nhẹ nhàng và không bơi đua tốc độ.
Hướng dẫn cách bơi lội đúng cách dành cho người bị thoát vị đĩa đệm
Hiện nay, nhiều bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm ngồi quá lâu trong thời gian dài có thể khiến bệnh càng nặng thêm. Vì vậy, người bệnh cần tập bơi để tăng sức dẻo dai cho cơ thể.
Đối với những người không biết bơi, hãy thư giãn cơ thể mình bằng việc ngâm mình trong bể khoảng 15 phút. Cách tốt nhất là giữ người vuông góc với thành bể bơi đồng thời giữ hai tay thành hồ và vùng vẫy chân.
Khi bơi, bạn nên có thói quen hít thở sâu nhằm sử dụng cơ hoành để về các cơ tốt hơn, từ đó cung cấp chất dinh dưỡng đến xương khớp.
Đồng thời, bạn nên thở sâu bằng bụng, cơ hoành giúp máu lưu thông đến đĩa đệm, cột sống lâu hơn, tốt hơn để cung cấp dưỡng chất và tiếp nhận chất thải.
Người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cần tập cho mình thói quen bơi thường xuyên nhằm tăng cường độ vững chắc của cơ bụng và cơ lưng, từ đó cột sống được ổn định và giảm bớt tình trạng thoát vị. Đặc biệt là những người đang có hiện tượng thừa cân, môn thể thao này là cách hữu hiệu và nhẹ nhàng nhất để loại bỏ trọng lượng thừa của cơ thể.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!