Dây chằng đầu gối thường được chia làm ba loại là dây chằng chéo trước, dây chằng bên và dây chằng chéo sau. Khi sinh hoạt vận động không đúng cách sẽ gây nên tình trạng giãn dây chằng đầu gối và ảnh hưởng tới vận động. Sau khi xác định được các triệu chứng giãn dây chằng đầu gối thì phải có các biện pháp điều trị để không để bệnh ảnh hưởng tới sự vận động.
1. Nguyên nhân giãn dây chằng đầu gối
Đầu gối của con người bao gồm các cấu trúc: Dây chằng chéo sau, dây chằng chéo trước và dây chằng bên, xương đùi, sụn chêm, dây chằng sụn chêm, xương chày, xương bánh chè. Tình trạng dây chằng bị kéo giãn nhưng không bị đứt hẳn khiến cho người bệnh đau đớn được gọi là giãn dây chằng.
Bệnh dãn dây chằng đầu gối có thể được chia thành ba loại ứng với ba tình trạng mắc bệnh như sau:
- Bong gân hoặc bị giãn dây chằng nhẹ
- Đứt một phần dây chằng
- Người bệnh bị bong gân nặng và dây chằng sẽ bị đứt toàn phần.
2. Các triệu chứng cảnh báo bị giãn dây chằng đầu gối.
Giãn dây chằng đầu gốiđa phần là do các tổn thương tức thời vì ngã và vận động mạnh gây ra. Thường bệnh sẽ có biểu hiện một số triệu chứng như sau:
- Thời gian đầu bệnh nhân sẽ gặp phải các dấu hiệu đau nhức đầu gối, cơn đau kéo dài và khớp đầu gối có thể sưng lên gây ảnh hưởng tới khả năng vận động.
- Thời gian sau khoảng 2-3 tuần thì lúc này những dấu hiệu đau nhức đã không còn, nhưng lại xuất hiện hiện tượng teo cứng ở phía trước đầu gối. Nếu như các cơ ở đầu gối khỏe mạnh thì người bệnh sẽ không gặp phải tình trạng bị lỏng gối do các cơ đã bù lại các chức năng của dây chằng. Tuy nhiên hầu hết trường hợp bị giãn dây chằng đều sẽ bị lỏng khớp gối do không có gì giữ cố định cho nên sẽ bị trật ra ngoài gây đau.
- Nếu như để lâu hơn nữa gối sẽ bị hư bởi tính trạng thoái hóa sụn gây ra. Lúc này mâm chày sẽ bị bán trật nhiều lần và lúc này gối cũng sẽ đau thường xuyên khi đi lại.
3. Cách điều trị giãn dây chằng đầu gối
Mẹo dân gian
- Chườm đá lạnh ngay sau khi bị chấn thương. Nếu như giãn dây chằng nhẹ thì sẽ tự hồi phục sau 1 – 2 tháng nhưng thường bị tái phát, nếu như tập luyện phục hồi không đúng cách thì sụn chêm sẽ bị sưng to và khó co về như trạng thái bình thường.
- Bài thuốc giảm đau đầu gối: Đâm nhỏ hột cải bẹ trắng, hòa lẫn với giấm rồi đem bóp vào chỗ bị đau. Mỗi ngày làm ba lần sẽ có các tác dụng làm giảm cơn đau gối do bị giãn dây chằng đầu gối gây nên.
Cách tập luyện phục hồi bệnh giãn dây chằng đầu gối
Trong thời gian từ 1 – 2 tháng chờ đợi để hồi phục lại dây chằng đầu gối bị giãn đứt, người bệnh cần nên tập luyện các bài tập vật lý trị liệu đơn giản để cho khớp gối nhanh hồi phục hơn. Cụ thể một số bài tập sau:
- Duỗi gối thụ động: Kê gót chân bị giãn dây chằng lên một chiếc chăn mỏng đã được cuộn lại, làm sao cho phần đùi và bắp chân nhấc khỏi mặt giường. Khi đã vào tư thế, dùng tay để ấn nhẹ gối xuống mặt giường để có thể giữ phần gối duỗi thẳng trong 6 giây, rồi thả lỏng 10 giây sau đó lặp lại động tác này.
- Tập cơ tứ đầu: Duỗi thẳng hai chân, kê ở phía dưới gót một chiếc chăn mỏng, gồng căng cơ tứ đầu gối để giúp giữ vững gối rồi từ từ nhấc toàn bộ phần chân lên trên mặt giường, tầm khoảng 20 – 30 cm là đủ. Thực hiện 6 – 8 lần hàng ngày cho đến khi gối duỗi thẳng được hoàn toàn.
- Vận động khớp háng, phần cổ chân: Người bệnh nên nằm thẳng trên sàn, đặt phần chân duỗi thẳng và dựa vào tường, tạo với mặt tường một góc 90 độ. Từ từ co dần bàn chân ở bên gối bị giãn dây chằng xuống cho đến khi bạn cảm thấy khớp gối căng lại thì ngưng. Giữ trong 15 – 30 giây rồi trượt bàn chân trở về vị trí ban đầu và lặp lại động tác 2 – 4 lần.
- Tập phần cơ bắp chân: Thực hiện các bài tập về cơ bắp chân nhưng không được tì phần trọng lượng của cơ thể lên, dần dần người bệnh sẽ được các bác sĩ hướng dẫn tì toàn bộ trọng lượng của cơ thể lên cơ bắp chân ở giai đoạn bệnh đã có các chuyển biến tích cực.
- Tập nhóm cơ mặt sau đùi: Không tập nhóm cơ này ở trong giai đoạn đầu mà nên bắt đầu từ tuần thứ 4 – 6 ở trong thời gian điều trị. Nằm ngửa, duỗi thẳng chân trên giường rồi nhẹ nhàng gồng phần cơ mặt ở phía sau đùi và ấn gót chân xuống mặt giường, giữ trong vòng 6 giây, rồi sau đó thả lỏng. Lặp lại động tác này khoảng 8 -12 lần.
- Nhấc gót chân tì trọng lượng: Sau một thời gian đi lại có thể kèm theo nạng hỗ trợ, bệnh nhân sẽ đi lại được dễ dàng, bác sĩ sẽ hướng dẫn các bài tập phục hồi cuối cùng. Người bệnh sẽ đứng thẳng lưng và tựa một tay vào ghế, tiếp theo nhón hai chân để nâng phần thân trên lên, rồi giữ khoảng 6 giây sau đó từ từ quay về tư thế ban đầu. Lặp lại động tác này khoảng 8 - 10 lần.
Với bài viết triệu chứng giãn dây chằng đầu gối, sẽ giúp bạn có được các thông tin bổ ích cho việc bảo vệ sức khỏe.
Tìm hiểu về hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh (SIDS)
1
Lưu ý vàng để phòng tránh hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh
2
Gan nhiễm mỡ độ 1 là gì và cách điều trị như thế nào?
Cách trị sùi mào gà ở nữ như thế nào?
Nấm Candida sinh dục - “Cứng đầu” nhưng không bất trị
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!