Có rất nhiều lí do khiến bạn bị té ngã trong 3 tháng cuối của thai kì. Thứ nhất, bụng bạn sẽ ngày càng to ra và trọng tâm cơ thể chuyển ra phía trước, khiến bạn gặp nhiều khó khăn hơn trong việc đứng thẳng. Hơn nữa, càng tới gần ngày lâm bồn, hormone relaxin trong cơ thể sẽ tiết ra nhiều hơn và khiến cho cơ của bạn trở nên lỏng lẻo hơn. Loại hormone này thực ra rất tốt cho cơ thể bạn vì nó sẽ giúp cho các cơ và mô kết nối tại xương chậu có thể kéo giãn ra khi sinh và nhờ đó mà bạn sinh bé ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trước khi lâm bồn, lỏng cơ có thể khiến cho bạn vụng về và dễ bị té ngã hơn.
Té ngã khi mang thai sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Thật đáng lo ngại nếu bạn bị té trong khi mang thai, nhưng cơ thể bạn được thiết kế để bảo vệ cho em bé. Chấn thương chỉ có thể trực tiếp gây hại cho thai nhi khi nó có lực đủ mạnh để làm tổn thương bạn.
Thành tử cung thường dày, có các cơ khỏe giúp giữ an toàn cho em bé. Nước ối cũng có chức năng như một tấm đệm. Ngoài ra, trong những tuần đầu thai kỳ, tử cung được bảo vệ khá tốt do nằm ở phía sau xương chậu. Nếu bạn té ngã, hãy yên tâm rằng em bé của bạn hầu như không bị tổn thương.
Nếu sau thời gian thai được 24 tuần, thì một tác động lực trực tiếp vào bụng cũng có thể gây ra biến chứng và bạn cần được kiểm tra ngay. Nếu bạn đang lo lắng về sức khỏe của thai nhi sau khi bị té, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn.
Gọi cấp cứu ngay lập tức nếu:
- Bạn cảm thấy đau, chảy máu hoặc bị tác động lực mạnh trực tiếp vào bụng sau khi té ngã;
- Bạn bị chảy máu âm đạo hoặc bị rò rỉ nước ối;
- Bạn cảm thấy bị đau dữ dội ở bụng, tử cung hoặc xương chậu;
- Bạn bị co bóp tử cung;
- Bạn nhận thấy bào thai giảm vận động.
Trong hầu hết trường hợp, thai nhi của bạn sẽ an toàn. Nhưng bác sĩ có thể thực hiện một số kiểm tra để đảm bảo rằng mọi thứ đều ổn.
Mẹ bầu cần làm gì để phòng ngừa té ngã?
Để phòng ngừa té ngã khi mang thai, bạn nên:
- Mang giày thoải mái có đế thấp, tránh mang giày cao gót khi mang thai;
- Cẩn thận phòng ngừa các chương ngại vật hoặc các hố trên đường đi. Khi đi trên mặt đường trơn trượt, hãy bước đi thật cẩn thận và chậm rãi;
- Khi bạn đi thang cuốn, hãy bám vào tay vịn của thang;
- Chỉ tập các động tác thể dục đảm bảo an toàn cho cả bạn và thai nhi.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!