Ăn đồ ngọt khi mang thai nhiều liệu có sao không?

Kiến Thức Y Học - 04/25/2024

Khi mang thai, nhiều mẹ bầu có xu hướng thích ăn đồ ngọt hơn những thực phẩm khác. Vậy việc ăn đồ ngọt khi mang thai quá nhiều có thực sự tốt cho mẹ bầu hay không và phải lưu ý gì khi sử dụng đồ ngọt. Để tìm hiểu rõ vấn đề này, hãy cùng Lily & WeCare tham khảo thông qua bài viết dưới đây.

Khi mang thai, nhiều mẹ bầu có xu hướng thích ăn đồ ngọt hơn những thực phẩm khác. Vậy việc ăn đồ ngọt khi mang thai quá nhiều có thực sự tốt cho mẹ bầu hay không và phải lưu ý gì khi sử dụng đồ ngọt. Để tìm hiểu rõ vấn đề này, hãy cùng Lily & WeCare tham khảo thông qua bài viết dưới đây.

Tại sao bà bầu thích ăn đồ ngọt khi mang thai?

Có nhiều trường hợp mẹ bầu thích ăn đồ ngọt khi mang thai mà phần lớn là do nghén đồ ngọt. Và nhiều khả năng giới tính của đứa bé là một bé trai. Thông thường, mẹ bầu sẽ nghén đồ ngọt khi mang thai con trai và nghén đồ chua khi mang thai con gái.

Các mẹ cũng biết, việc nghén đồ ngọt tức là mẹ chỉ có thể ăn những thức ăn ngọt và hạn chế tối đa việc ăn những thức ăn vị khác vì không hợp khẩu vị khi mang thai. Vấn đề này có thể phát sinh trong những tháng đầu thai kỳ và nhanh chóng giảm dần sau đó. Dù đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể, tuy nhiên mẹ bầu cũng cần phải lưu ý và kiểm soát, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi khi lạm dụng quá nhiều thực phẩm chứa ngọt.

Ăn đồ ngọt khi mang thai nhiều liệu có sao không?

Vậy mang thai ăn nhiều đồ ngọt liệu có tốt?

Khi được ăn những món ăn mình thích, bạn sẽ cảm thấy cơ thể thoải mái và khỏe khoắn hơn bình thường. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thì sẽ mang lại những tác dụng không cần thiết nên mẹ cần phải hết sức lưu ý.

Bởi việc ăn đồ ngọt khi mang thai quá nhiều, dễ làm cho cơ thể mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, bệnh tim, bệnh béo phì... Chưa kể thai nhi cũng phải chịu "hậu quả" khi bị thiếu chất dinh dưỡng, cản trở sự phát triển của chức năng miễn dịch, hay nghiêm trọng hơn gây ra nhiễm khuẩn hay nhiễm nấm đường tiết niệu dẫn đến bé bị nhiễm trùng do đường tích trong nước tiểu gây ra.

Ngoài ra, việc ăn quá nhiều đồ ngọt cũng làm cho con sinh ra dễ bị dị tật. Cản trở việc hấp thu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, dễ sâu răng, viêm lợi, dễ stress và suy nhược. Khi ăn nhiều đường và tinh bột còn khiến mẹ bầu bị cao huyết áp, sưng phù, mắc tiền sản giật. Đặc biệt một số mẹ bầu khi ăn ngọt, còn có khả năng bị khó sinh do thai nhi suy dinh dưỡng, yếu ớt hay to bất thường, băng huyết sau sinh...

Ăn đồ ngọt khi mang thai nhiều liệu có sao không?

Lưu ý cho mẹ bầu ăn đồ ngọt

Để đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ, các mẹ vẫn có thể bổ sung đồ ngọt trong khẩu phần ăn. Thế nhưng, để đảm bảo sức khỏe thì lời khuyên tốt nhất là cần tiết chế lại nhu cầu của mình khi ăn. Chứ không phải là không nên sử dụng các loại đồ ăn, thức uống ngọt.

Vì vậy để giảm thèm đồ ngọt, mẹ bầu có thể dùng các loại thực phẩm thay thế mà không gây hại cho sức khỏe như: Sữa đậu nành có đường, nho khô, sinh tố bơ, bơ dằm sữa, sữa chua có đường, táo, chè chuối...

Ngoài ra, mẹ bầu nên tránh những loại thực phẩm như: Các loại kẹo, bánh ngọt, mứt, nước ngọt, nước có ga, si rô, mật ong và đường nhân tạo. Đồng thời cũng cần nên hạn chế ăn các loại kem và chè quá ngọt.

Mà thay vào đó mẹ bầu có thể ăn bữa sáng đủ chất, khi cơ thể đầy đủ năng lượng sẽ không thèm ăn và tránh cho mẹ tìm đến các món ngọt vào giữa buổi.

Khi buồn chán, mẹ bầu có thể xem phim giải trí để xua đi cơn thèm ăn đồ ngọt khi mang thai; đặt ra nguyên tắc cho bản thân là không nên ăn quá nhiều đồ ngọt...

Các mẹ bầu cũng cần phải bác bỏ và tự động nhắc nhở mình khi lên cơn thèm ngọt là phải ăn vừa phải, không ăn theo xu hướng ăn cho con.

Xem thêm:

  • Mẹ bầu ơi, ăn trứng quá nhiều không tốt đâu!

  • Chế độ dinh dưỡng và ăn kiêng phù hợp cho mẹ bầu

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!