Bạn đừng quá lo lắng và hãy lắng nghe một số điều cần biết về biểu hiện ngứa vùng kín khi mang bầu để kịp thời thăm khám.
Nguyên nhân gây ngứa 'vùng kín' bà bầu là do đâu?
Sự rạn da do căng giãn quá mức, xảy ra trong những tháng cuối thai kỳ: Tình trạng này gây ngứa, mảng và sẩn mề đay ở 20% thai phụ. Thai phụ bị ngứa cơ quan sinh dục do nguyên nhân này thường bị ngứa ở vùng háng và vùng mu. Bên cạnh đó thai phụ có thể bị ngứa ở vùng bụng, ngực, chân, tay, mông, đùi…
Tăng chuyển hóa cơ bản và tăng sinh mạch máu ngoài da khi mang thai: Điều này làm các sản phụ tăng tiết mồ hôi và da trở nên nhạy cảm hơn với những kích thích bên ngoài như: thời tiết nóng bức, sự cọ xát của quần áo thô ráp, bệnh ngoài da sẵn có.... thường gây ngứa ở vùng bẹn và vùng mu.
Ngứa vùng kín khiến bà bầu khó chịu và mệt mỏi hơn (Ảnh: Internet)
Do đổ mồ hôi nhiều: Làm xuất hiện rôm sảy, đặc biệt ở những vùng kẽ, nếp gấp da như dưới háng, môi lớn…
Do thay đổi độ pH vùng âm hộ - âm đạo: Vùng này thường trở nên quá kiềm khi mang thai, dễ dẫn đến viêm nhiễm.
Do bị viêm nang lông trong thai kỳ không do vi trùng: Xuất hiện từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 9 và gây ngứa ở những vùng có lông ở bộ phận sinh dục.
Do bị trĩ khi mang thai: Gây ngứa vùng hậu môn.
Giải quyết thế nào khi có triệu chứng ngứa ở vùng kín?
Lời khuyên đầu tiên dành cho chị em khi bị ngứa vùng kín là không được gãi hoặc chà xát mạnh. Tam giác mật là vùng nhạy cảm, vì thế nếu tác động mạnh đến nó sẽ dễ gây trầy xước, gây nhiễm trùng. Chị em có thể hạn chế triệu chứng khó chịu trên với những lời khuyên sau:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Khi tắm, không tắm nước quá nóng, không dùng nước xà phòng có chất tẩy mạnh khi vệ sinh vùng kín. Không nên tự ý làm sạch vùng kín bằng cách thụt rửa sâu bên trong âm đạo.
Bà bầu nên vệ sinh vùng kín bằng nước chè xanh hoặc lá trầu không rửa sạch, đun kỹ. Những loại lá này có tác dụng trong việc ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, chè xanh có tính sát khuẩn cao và khử được mùi hôi do khí hư tiết ra nhiều…
Tìm sự tư vấn của bác sĩ nếu vấn đề không được giải quyết (Ảnh minh họa: Internet)
- Chú ý đến việc chọn quần áo:Nên mặc quần áo rộng rãi với chất liệu vải cotton kể cả đồ lót. Không được mặc quần áo bó sát.
- Chế độ ăn uống: Chế độ ăn nên có thêm dầu ôliu (chưa tinh luyện) và các thực phẩm giàu vitamin A như dầu gan cá, gan, rau quả, trứng... vitamin D như cá biển, dầu gan cá, các sản phẩm từ sữa... a-xít Linoleic có trong: dầu hạt lanh, dầu cây anh thảo, cá mòi... Tiếp nữa là bạn nên uống nhiều nước 1,5-2 lít/ngày. Bạn hãy giảm ăn đường và các thực phẩm ngọt.
- Sử dụng kem dưỡng da cho bà bầu:Dùng các loại kem làm ẩm da và mềm da toàn thân hay tại chỗ để làm mềm, dịu đi làn da khô và bong tróc, chẳng hạn như dầu thầu dầu không có Hexane, dầu ôliu, aloe vera gel... Việc bôi thuốc dạng kem hay lotion chứa oxit kẽm lên những vùng da bị ảnh hưởng sẽ giúp làm dịu da và giảm ngứa.
-Không nên mặc quần áo ẩm ướt:Bạn không nên đi ra ngoài trong thời tiết nắng nóng và đặc biệt không để cơ thể ra mồ hôi nhiều. Tuyệt đối không được mặc quần áo ẩm ướt đặc biệt là quần lót.
Hãy lưu ý:Nếu đã thực hiện tất cả các nguyên tắc trên mà vùng kín của bạn vẫn bị ngứa kèm dấu hiệu nặng hơn, hãy đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và kịp thời chữa trị.
Ngoài ra, chứng thiếu máu cũng rất phổ biến với bà bầu. Hãy đón đọc ngày mai để hiểu hơn về chứng bệnh này và cách phòng ngừa hiệu quả để cả mẹ bầu và thai nhi đều khỏe mạnh.
>> Xem thêm: Audio: Mẹ bầu làm gì để bé thông minh nhất?
Gửi câu hỏi về mang thai an toàn tại đây
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!