Bệnh mỡ máu cao và cách điều trị khoa học

Xét Nghiệm - 11/24/2024

Bệnh mỡ máu cao là bệnh thường gặp ở người mắc bệnh béo phì và người cao tuổi, nếu như không có cách điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các bệnh tim mạch và có thể có những biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân dẫn đến bệnh mỡ máu cao là gì? Có cách nào điều trị bệnh này không?

Bệnh mỡ máu cao là bệnh thường gặp ở người mắc bệnh béo phì và người cao tuổi, nếu như không có cách điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các bệnh tim mạch và có thể có những biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân dẫn đến bệnh mỡ máu cao là gì? Có cách nào điều trị bệnh này không?

1. Bệnh mỡ máu cao là bệnh gì?

Như các bạn đã biết, mỡ trong cơ thể của chúng ta được tạo ra từ hai nguồn cung cấp chính gồm: nguồn bên trong chủ yếu là chính là sự tổng hợp trong gan và nguồn bên ngoài chủ yếu gồm sự hấp thu từ thức ăn.

Mỡ máu cao là cách gọi thông thường của hiện tượng tăng lipid huyết, tức là hyperlypidemia, khi cơ thể con người ở tình trạng có nồng độ các chất béo trong máu cao bất thường. Các chất béo có trong máu bao gồm các cholesterol, triglyceride và phospholipid cùng các chất béo tự do.

Hiện nay bệnh mỡ máu cao có thể phân làm hai loại: Mỡ máu cao nguyên phát và mỡ máu cao thứ phát. Nguyên nhân dẫn đến mỡ máu cao nguyên phát là do yếu tố di truyền hoặc do yếu tố ăn uống như cơ thể hấp thu quá nhiều chất đường, cholesterol, mỡ động vật trong khi lại hấp thu quá ít chất xơ...

Nguyên nhân dẫn đến bệnh mỡ máu cao thứ phát do những chứng bệnh khác gây ra như: bệnh đái tháo đường, bệnh gan, bệnh thiểu năng tuyến giáp, do thận hư,...

Một số dấu hiệu của bệnh mỡ máu cao

Thường khi bệnh đã trở nên nặng thì có thể xuất hiện các triệu chứng như: đầu choáng và nhức, hoa mắt, bị bứt rứt trong người, nhịp thở ngắn hơi, tim luôn hồi hộp, có cảm giác mất sức dần, tay chân cảm thấy tê dại, cơ thể trở nên mập phì,...

Bệnh mỡ máu cao là dấu hiệu quan trọng hàng đầu của bệnh xơ vữa động mạch, thậm chí sẽ gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo khác như cao huyết áp, bệnh nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim, chứng tai biến mạch máu não,...

Bệnh mỡ máu cao và cách điều trị khoa học

2. Nguyên nhân gây ra bệnh mỡ máu cao

Theo các bác sĩ, có 3 yếu tố chính dẫn đến hiện tượng máu nhiễm mỡ cao đó là: độ tuổi - giới tính, bệnh béo phì và stress. Cụ thể như sau:

Độ tuổi và giới tính

Estrogen - một loại hoóc môn có nhiều ở nữ giới có thể là nguyên nhân gây ra ảnh hưởng đến việc chuyển hóa chất béo và mạch máu, đặc biệt là đối với phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh do estrogen giảm nên dẫn đến nồng độ mỡ máu cao và thậm chí ngày càng tăng lên, từ đây làm khả năng mắc các bệnh về tim mạch và xơ vữa động mạch cũng tăng cao hơn rất nhiều.

Bệnh béo phì

Tình trạng béo phì thường xảy ra khi cơ thể bạn dư thừa năng lượng, nguồn năng lượng đó sẽ tích tụ lại dưới dạng mô mỡ và một phần không nhỏ mô mỡ này sẽ hình thành trong máu, gây ra hiện tượng cholesterol cao và làm máu nhiễm mỡ. Vì vậy bạn hãy cố gắng có chế độ ăn uống và rèn luyện thể thao hợp lý để đào thải nguồn năng lượng bị dư thừa, cố giữ cho mình 1 vóc dáng thật cân đối.

Căng thẳng quá độ - Stress

Theo các bác sĩ, khi quá căng thẳng, cơ thể con người sẽ tiết ra nhiều loại hoóc-môn gây độc hại cho cơ thể, cụ thể các loại chất đó làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và hấp thụ. Đồng thời khi căng thẳng mọi người sẽ dể tìm đến các chất kích thích như bia rượu để giải tỏa căng thẳng, cơ thể ít vận động, từ đó dể dẫn đến việc lượng mỡ trong máu tăng cao.

3. Cách điều trị và phòng chống bệnh mỡ máu cao

Để phòng ngừa bệnh mỡ máu cao bạn cần chú ý những điều sau:

  • Về mặt tinh thần - tâm lý: Bạn nên có một chế độ sinh hoạt điều độ, giữ tinh thần luôn thoải mái, không căng thẳng. Nên tránh các xúc động mạnh, không nên quá lo âu, sợ hãi hay giận dữ, buồn đau hoặc thậm chí là mừng vui quá độ.

  • Có chế độ tập luyện thể dục thể thao vừa sức, nhẹ nhàng và thường xuyên, phù hợp với thể trạng cũng như điều kiện và hoàn cảnh của mình.

  • Lưu ý đến chế độ ăn uống: để phòng ngừa bệnh mỡ máu cao bạn nên có một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ và cân đối, điều hòa các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

  • Nên tăng cường bổ sung calcium có trong các thực phẩm như: nấm mộc nhĩ, rau dền, rau cần tây, lá lốt, ...cùng các loại thực phẩm khác.

  • Trong thực đơn hằng ngày nên dùng các loại rau quả có màu xanh đậm hoặc màu vàng sậm, màu đỏ (giàu beta-caroten) như: quả gấc, rau ngót, bông cải xanh, ớt vàng to, ...

  • Nên sử dụng các loại gia vị có hoạt tính sinh học giúp hạ cholesterol trong máu, giúp hạ huyết áp như: tỏi, hành, rau hẹ, hành tây, ...

  • Chất xơ cùng các loại vitamin có trong các loại rau, củ, quả sẽ giúp bạn hạn chế được lượng mỡ trong máu, giúp hạ huyết áp, chống xơ vữa động mạch và chống béo phì.

  • Chất acid béo omega-3 có trong các loại cá có dầu tốt cho sức khỏe như cá thu, cá hồi, cá tra, ... sẽ giúp làm lỏng máu, giúp giảm khả năng máu đóng cục và rất tốt cho việc phòng ngừa huyết khối gây đột quỵ.

Bên cạnh đó bạn có thể uống rượu vang đỏ (1-2 ly/ngày) hoặc các loại bia (1-2 lon/ngày), nên tránh các loại rượu mạnh, nên không hút thuốc lá. Ngoài ra bạn còn có thể dùng một trong các loại trà sau đây để phòng ngừa bệnh mỡ máu cao như: trà cúc, trà thảo quyết minh, trà nhân trần, ...

Bệnh mỡ máu cao và cách điều trị khoa học

Cách điều trị bệnh mỡ máu cao

Có 2 phương pháp điều trị bệnh mỡ máu cao mà bác sĩ thường tư vấn đến bệnh nhân là điều chỉnh chế độ ăn uống và sử dụng thuốc giảm mỡ máu.

Trên thực tế, khi 1 bệnh nhân được chuẩn đoán mắc bệnh mỡ máu cao và tiến hành điều trị, thường thì các y bác sĩ sẽ căn cứ vào thực trạng mức độ của lượng mỡ trong máu mà sẽ đưa ra quyết định nên dùng thuốc hay không, bệnh nhân nên tuân thủ theo quyết định của bác sĩ, tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc.

Hiện nay có 4 nhóm thuốc chính có tác dụng giảm mỡ máu cao đó là: Fibrat, Statin, Niacin và Resin.

Xét nghiệm theo dõi mỡ máu tại Xander

Người ta gọi mỡ máu cao là thành phần mỡ trong máu cao hơn mức bình thường. Chứng mỡ máu cao chủ yếu là tăng cholesterol và triglycerid. Vì vậy để xác định mình có bị mỡ máu cao hay không, bạn nên làm các xét nghiệm như"

  • Xét nghiệm tăng Cholesterol toàn phần:Để định lượng nồng độ cholesterol toàn phần. Bình thường nồng độ cholesterol toàn phần có giá trị từ 4-5mmol/l. Nếu chỉ số này lớn hơn mức tiêu chuẩn thì bạn đã nhiễm mỡ máu cao.
  • Xét nghiệm triglycerid toàn phần:Để định lượng nồng độ triglycerid toàn phần. Bình thường nồng độ triglycerid toàn phần có giá trị nhỏ hơn 2,3mmol/l. Khi chỉ số này vượt quá tiêu chuẩn thì được gọi là mỡ máu cao.

Chỉ với một cuộc điện thoại hay một cú click, bạn có ngay xét nghiệm mỡ máu tại nhà của Xander, với:

  • Toàn bộ quy trình phân tích mẫu xét nghiệm sẽ được thực hiện tại phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện nhiệt đới Trung ương.
  • Với Xét nghiệm tại nhà, bạn sẽ được lấy mẫu xét nghiệm tại nơi mình đăng ký thay vì ngồi cả ngày chờ đợi mệt mỏi ở bệnh viện.
  • Nhanh chóng có ngay kết quả xét nghiệm chính xác và Được trả kết quả tận nơi với địa chỉ bạn đã đăng kí. Ngoài ra kết quả được trả cả qua email và tra cứu trên website, tối ưu hóa thời gian chờ kết quả.
  • Hỗ trợ đặt khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Bệnh mỡ máu cao và cách điều trị khoa học

Chi phí xét nghiệm:

  • Giá gói xét nghiệm cơ bản: 520,000 đồng
  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Thông tin về bệnh mỡ máu cao và những điều cần lưu ý
  • Mỡ máu bao nhiêu được gọi là cao?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!